Doanh nghiệp trước khi kê khai thuế TNDN cần phải nộp thì cần xác định thuế TNDN. Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ hướng dẫn chi tiết cách nộp thuế TNDN tạm tính theo quý. Cùng tìm hiểu nhé.
Doanh nghiệp trước khi kê khai thuế TNDN cần phải nộp thì cần xác định thuế TNDN. Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ hướng dẫn chi tiết cách nộp thuế TNDN tạm tính theo quý. Cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Quản lý thuế 2019 về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thuế cụ thể như sau:
Theo đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (gọi tắt là đại lý thuế) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ theo thỏa thuận với người nộp thuế.
Bên cạnh đó, về điều kiện trở thành đại lý thuế được quy định tại Điều 102 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đại lý thuế khi kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
(1) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật;
(2) Có ít nhất 02 người làm việc toàn thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Đại lý thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ internet)
Hướng dẫn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý cho doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
- Phần trích lập quỹ khoa học công nghệ là loại quỹ nhằm mục đích tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Mức trích quỹ KH&CN tối đa là 10%.
- Thuế suất thuế TNDN quy định với từng trường hợp cụ thể như sau:
+ Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp thông thường là 20%
+ Thuế suất thuế TNDN đối với quỹ tài chính, tín dụng là 17%
+ Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp có hoạt động dò tìm, khai thác, chế biến tài nguyên là từ 32% đến 50%
- Thu nhập tính thuế được tính theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Hồ sơ khai thuế TNDN cập nhật đầy đủ nhất
Muốn nộp thuế TNDN tạm tính cho đúng thì trước tiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo bộ hồ sơ sau dây:
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo Mẫu 01A/TNDN
Mẫu 01A/TNDN áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc hoạt động kinh doanh bị thua lỗ vào năm trước sẽ dùng để kê khai.
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo Mẫu 01B/TNDN
Mẫu 01B/TNDN áp dụng cho doanh nghiệp khai theo tỷ lệ chịu thuế trên doanh thu tạm tính và doanh nghiệp không kê khai được chi phí phát sinh.
Lưu ý về những quy định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Mỗi quý, doanh nghiệp không cần thực hiện lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà dựa trên kết quả kinh doanh thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý. Thời gian chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.
- Trường hợp nếu tổng 4 lần nộp thuế TNDN tạm tính quý từ 20% trở lên so với số tiền thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp thì doanh nghiệp đó phải thực hiện nộp lãi chậm nộp với mức chênh lệch là 20%.
- Trường hợp số tiền thuế TNDN tạm tính nhỏ hơn số thuế phải nộp dưới 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với thời gian quy định thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Doanh nghiệp sau khi thực hiện quyết toán thuế TNDN xong thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra nội dung. Nếu có sự chênh lệch thì doanh nghiệp bị tính tiền nộp chậm đối với toàn bộ số thuế đã quyết toán.
Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế bao gồm:
Theo đó, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam sẽ nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
Vậy nên, đại lý thuế vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo
Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo.
- Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm tính vào mỗi quý
- Tổng số tiền thuế TNDN đã nộp vào 3 quý đầu năm phải trên 75% tổng số thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp của cả năm.
- Nếu người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua một trong các hình thức dưới đây:
- Nộp thuế TNDN tạm tính trực tiếp tại kho bạc nhà nước
- Qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng.
- Nộp thuế thông qua tổ chức được ủy quyền.
- Nộp thuế qua trang web của Tổng cục thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Trên đây là hướng dẫn cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý cho các doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Ngày 17/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2024/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.
Theo đó, việc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2024 sẽ được thực hiện như sau:
- Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2024/NĐ-CP .
Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 3 Nghị định 64/2024/NĐ-CP có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 64/2024/NĐ-CP không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 64/2024/NĐ-CP thì: doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định 64/2024/NĐ-CP .
Nghị định 64/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2024.
Sau thời gian gia hạn theo Nghị định 64/2024/NĐ-CP , thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nghị định 64 quy định: Đối tượng được gia hạn gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Xây dựng; Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng); Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; Thoát nước và xử lý nước thải.
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế: Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim; Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại (1), (2) và (3) nêu trên là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2023 hoặc 2024.
Nghị định quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất
Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp (bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của kỳ tính thuế từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2024 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý II năm 2024, quý III năm 2024 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn nêu trên.
Thời gian gia hạn là 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 5 năm 2024, tháng 6 năm 2024 và quý II năm 2024, thời gian gia hạn là 04 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2024, thời gian gia hạn là 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2024, thời gian gia hạn là 02 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 9 năm 2024 và quý III năm 2024. Thời gian gia hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý II năm 2024 chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý III năm 2024 chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại đối tượng (1) (2) (3) không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn nêu trên. Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại (1) (2) (3) không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phải nộp phát sinh năm 2024 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại (1) (2) (3). Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2024.
Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2024 (số phải nộp kỳ thứ hai năm 2024) của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được gia hạn đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 02 tháng kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2024.
Quy định này áp dụng cho cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều Quyết định, Hợp đồng thuê đất trực tiếp của nhà nước và có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại (1) (2) (3)
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại (1) (2) (3) thì: doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn toàn bộ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Sau thời gian gia hạn theo Nghị định này, thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo đó, các tiêu chí xác định danh sách xếp hạng V.1000 trong năm 2022 bao gồm: doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế thu nhâp doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước trong năm 2022. Doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc (được cấp mã số thuế đơn vị trực thuộc 13 số) bao gồm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Đối với doanh nghiệp đến thời điểm xác định để công khai đã hoặc đang làm thủ tục đóng mã số thuế với các lý do sáp nhập vào doanh nghiệp khác (theo quy định hiện hành doanh nghiệp bị sáp nhập phải đóng mã số thuế), giải thể, ngừng hoạt động thì loại ra khỏi danh sách.
Kết quả, đứng đầu danh sách V.1000 là Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Honda Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV Gas)...
Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2022 chiếm 58,2%, tổng thu ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp và bằng 85,1% so với số đã nộp các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021. Qua 6 năm thực hiện, có 301 doanh nghiệp có 7 năm liên tiếp nằm trong V.1000 của năm 2022, 2021, 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016.
Trong V.1000 năm 2022 có 331 doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021 bị loại ra; đồng thời, có 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022. Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân chủ yếu của 331 doanh nghiệp bị loại ra khỏi V.1000 năm 2022 là do được lùi thời gian thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 vào đầu năm 2023 theo Nghị định số 91/2022/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải nộp 80% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2022, thời hạn cuối cùng là ngày 30/1/2023.
Trong số 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022 chủ yếu là nhờ doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động phát sinh không thường xuyên như chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác; nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có số tạm nộp trong năm 2022 lớn hơn số phát sinh phải nộp; doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu, thu nhập 2022; doanh nghiệp hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình đi vào hoạt động chính thức có doanh thu.
Tổng cục Thuế cho biết, danh sách xếp hạng V.1000 trên cơ sở mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hàng năm, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế. V.1000 năm 2022 không nhằm mục đính tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm, thì tùy vào mức độ vẫn bị xử lý vi phạm theo đúng quy định.