Tổng Giá Trị Gdp Việt Nam 2022

Tổng Giá Trị Gdp Việt Nam 2022

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 năm 2024 đạt 14 tỷ USD, giảm 32,5% (tương ứng giảm 6,73 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 279,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 35,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 năm 2024 đạt 14 tỷ USD, giảm 32,5% (tương ứng giảm 6,73 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 279,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 35,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10-2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng tính từ đầu năm 2022 đạt 616,3 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 75,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 428,99 tỷ USD, tăng 14,6% (tương ứng tăng 54,6 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 187,31 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng 21,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10-2022 đạt 16,35 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 2,25 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 10-2022.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 10-2022 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 10-2022 ở một số nhóm hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 935 triệu USD, tương ứng tăng 49%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 227 triệu USD, tương ứng tăng 12,3%; dầu thô tăng 183 triệu USD, tương ứng tăng 354,1%; hàng dệt may tăng 147 triệu USD, tương ứng tăng 11,5%...

Như vậy, trong 10 tháng tính từ đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 312,94 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 43,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 10-2022 đạt gần 12,3 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 1,85 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến hết tháng 10-2022 của nhóm các doanh nghiệp này lên 231,04 tỷ USD, tăng 17% (tương ứng tăng 33,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,8% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10-2022 đạt 13,96 tỷ USD, tăng 2,4% (tương ứng tăng 323 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10-2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 10-2022 tăng so với kỳ 1 trước đó chủ yếu ở một số nhóm hàng như: Dầu thô tăng 149 triệu USD, tương ứng tăng 60,3%; ngô tăng 91 triệu USD, tương ứng tăng 100%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 73 triệu USD, tương ứng tăng 7,6%…

Như vậy, trong 10 tháng tính từ đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 303,35 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 32,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,32 tỷ USD, tăng 4,7% (tương ứng tăng 422 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 10-2022. Tính trong 10 tháng của năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 197,95 tỷ USD, tăng 11,9% (tương ứng tăng 21,06 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 9-2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15-9-2022 đạt 526,04 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng 71,46 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 364,89 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng tới 49,93 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 161,15 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 21,53 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ 1 tháng 9 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 845 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-9-2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 4,64 tỷ USD.

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 năm 2022 đạt 12,75 tỷ USD, giảm 35,3% (tương ứng giảm 6,95 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 8-2022. Như vậy, tính đến hết 15-9-2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 265,34 tỷ USD, tăng 17,8% tương ứng tăng 40,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 9-2022 đạt 9,59 tỷ USD, giảm 35,4%, tương ứng giảm 5,27 USD so với kỳ 2 tháng 8-2022. Tính đến hết ngày 15-9-2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 195,04 tỷ USD, tăng 18%, tương ứng tăng 29,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9-2022 đạt 13,59 tỷ USD, giảm 13,6% (tương ứng giảm 2,14 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8-2022. Như vậy, tính đến hết ngày 15-9-2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 260,7 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 31,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,96 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 1,59 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 8-2022. Tính đến hết ngày 15-9-2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 169,85 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 20,15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 65,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

(TG)-Hàng năm, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu Brand Finance đưa 5.000 thương hiệu lớn nhất vào thử nghiệm và xuất bản gần 100 báo cáo, xếp hạng các thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia. Top 50 thương hiệu Việt Nam mạnh nhất và có giá trị nhất thế giới được đưa vào bảng xếp hạng 2022 của Brand Finance Việt Nam.

Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu đạt được bằng cách cấp phép thương hiệu trên thị trường mở. Sức mạnh thương hiệu là hiệu quả hoạt động của thương hiệu trên các thước đo vô hình so với các đối thủ cạnh tranh. Bảng xếp hạng đầy đủ, thông tin chi tiết bổ sung, biểu đồ, thông tin thêm về phương pháp luận và định nghĩa của các thuật ngữ chính đều có trong báo cáo Brand Finance Vietnam 50 2022.

Với tốc độ tăng trưởng chậm hơn một chút, một thương hiệu viễn thông khác, VNPT - Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) (tăng 4,2% đạt 2,858 tỷ USD), giữ nguyên vị trí thứ hai trong top thương hiệu giá trị nhất. Trong vòng năm năm trở lại đây, VNPT đã tăng trưởng cả về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu. VNPT đã xếp hạng hai trên bảng xếp hạng quốc gia năm thứ tư liên tiếp và xếp trong top 3 kể từ năm 2017. Những năm gần đây, VNPT đã ký kết những thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và các đối tác để cải thiện các giải pháp kết nối và mạng lưới truy cập 5G tại Việt Nam.

Vinamilk (trị giá 2,814 tỷ USD) xếp vị trí thứ ba về giá trị thương hiệu với tăng trưởng 18% so với năm 2021. Năm nay, Vinamilk vinh dự nhận danh hiệu "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới". Xếp thứ ba trong bốn năm liên tiếp và là thương hiệu thực phẩm giá trị nhất Việt Nam, Vinamilk vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng để chinh phục thị trường quốc tế. Công ty đã chọn phát triển bền vững là một trong bốn trụ cột trong chiến lược phát triển của mình trong 5 năm tới.

Giá trị top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36%. Top 10 thương hiệu đứng đầu đã đóng góp 67% (24,4 tỷ USD) giá trị của bảng xếp hạng. Tổng giá trị đạt được lên tới 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021. Đáng chú ý trong TOP 50, Tập đoàn Bảo Việt có giá trị thương hiệu là 731 triệu USD, xếp thứ 14. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Techcombank có sự tăng trưởng vượt bậc về thứ hạng khi tăng 5 bậc so với năm 2021, lần đầu tiên lọt vào TOP 10. Ngân hàng Vietinbank xếp ở vị trí thứ 9, tăng 1 bậc so với năm 2021. Agribank vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với giá trị tăng trưởng 22%, duy trì vị trí thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.

Một số thương hiệu có giá trị tăng trưởng ổn định trong bảng xếp hạng TOP 50 có thể kể đến VPBank (tăng trương 37% so với 2021), FPT (tăng trưởng 24.5% so với 2021). Giá trị thương hiệu của tập đoàn Hòa Phát tăng lên đến 68% so với 2021. Về lĩnh vực bất động sản,  Giá trị thương hiệu Vinhomes 2022 là 2,383 triệu USD, tăng trưởng đến 99%, đây là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất trong TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Tất cả các thương hiệu trong bảng xếp hạng giá trị nhất Việt Nam 2022, đều tăng giá trị từ năm 2021, ngoại trừ MobiFone (-21%). Đáng chú ý, có bốn cái tên mới tham gia Bảng xếp hạng TOP 50, đó là: Nam Long (hạng 34), Vinacomin (hạng 43), Chin-Su (hạng 44) và Masan Consumer (hạng 45).

Xếp theo các lĩnh vực, viễn thông là lĩnh vực giá trị nhất trên bảng xếp hạng. Bảo hiểm (+ 116%), Bất động sản (+ 105%) và Cơ khí & Xây dựng (+ 61%), là những ngành tăng trưởng nhanh hơn trong khi Viễn thông, Ngân hàng và Thực phẩm, đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị của bảng xếp hạng.

Bốn thương hiệu Viễn thông có tổng giá trị là 13.136 triệu USD và trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều giá trị nhất cho bảng xếp hạng. Tiếp theo là ngành Ngân hàng với 8.504 triệu USD giá trị thương hiệu với 12 thương hiệu và đứng thứ 3 là ngành Thực phẩm với 3.460 triệu USD với 7 thương hiệu.

Ngoài việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng xác định sức mạnh thương hiệu thông qua việc đánh giá đầu tư tiếp thị, vốn chủ sở hữu của các bên liên quan và hiệu quả kinh doanh. Tuân theo ISO 20671, đánh giá của Brand Finance dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường từ hơn 100.000 người trả lời ở hơn 35 quốc gia và trên gần 30 lĩnh vực.

Theo các tiêu chí này, MB là thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam, với Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu (BSI) là 87,1 trên 100 (+26 điểm) và xếp hạng sức mạnh thương hiệu AAA tương ứng. Được biết, MB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 23% trong năm nay, có kế hoạch mua lại một công ty cho vay đang gặp khó khăn của Việt Nam trong năm nay

MobiFone, một trong top 10 trên bảng xếp hạng quốc gia Việt Nam kể từ năm 2015, đã sụt giảm sức mạnh thương hiệu và mất 1,53 điểm chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index BSI) từ 76,95/100 điểm năm 2021 xuống 75,42/100 điểm năm 2022. Thương hiệu được dự báo sẽ tăng trưởng cao nhờ vào việc trở thành nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam được cho phép dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động trên cả nước.

Trong nghiên cứu thị trường mới nhất của mình, chúng tôi đã phân tích nhận thức của 108 thương hiệu tại Việt Nam, 44 thương hiệu trong đó nằm trong top 100 thương hiệu giá trị nhất quốc gia. Kết quả cho thấy Viettel Telecom dẫn đầu về “giá trị thương hiệu” và “nhận diện thương hiệu” trong khi Vinaphone dẫn đầu về “sự quen thuộc”. Vinamilk dẫn đầu trong “sự cân nhắc” đối với những người đã quen thuộc với sản phẩm của họ và Vietnam Airlines là thương hiệu có danh tiếng nhất theo kết quả khảo sát.

Giá trị thương hiệu Bách hóa XANH tăng 178% lên 279 triệu USD, là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng, tiếp theo là Novaland (+ 132% lên 255 triệu USD) và Kokomi (+ 121% lên 121 triệu USD).

Bách hóa XANH cũng đã tăng theo cấp số nhân về sức mạnh thương hiệu, lên 24,05% kể từ năm 2021 (+15,29 điểm) và lên 78,87 trên 100. Gần đây, thương hiệu này có thông báo rằng họ đang có kế hoạch tăng vốn để phục vụ cho kế hoạch mở rộng của mình.

Novaland, một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, cũng đang có mức tăng trưởng kép về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu (+ 19,27% theo BSI, từ 74,32 trên 100). Warburg Pincus đã đầu tư 250 triệu đô la Mỹ vào Novaland để hoàn thành các dự án cao cấp đang triển khai.

Ngoài trụ sở chính tại London, Brand Finance có văn phòng tại hơn 20 quốc gia, cung cấp dịch vụ trên tất cả các châu lục. Hàng năm, Brand Finance thực hiện hơn 5.000 định giá thương hiệu, được hỗ trợ bởi nghiên cứu thị trường ban đầu và xuất bản gần 100 báo cáo xếp hạng thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia.

Brand Finance là công ty dẫn đầu trong việc tiêu chuẩn hóa ngành công nghiệp định giá thương hiệu. Brand Finance là công ty đầu tiên được các kiểm toán viên độc lập chứng nhận tuân thủ cả ISO 10668 và ISO 20671 và đã nhận được sự chứng thực chính thức của Hội đồng Tiêu chuẩn Trách nhiệm Tiếp thị (MASB) tại Hoa Kỳ

Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam là một thành viên thuộc Media Venture Vietnam – MVV Group, một tập đoàn tư vấn truyền thông hàng đầu Việt Nam. Mibrand Việt Nam cung cấp các giải pháp toàn diện về thương hiệu, từ nghiên cứu, chiến lược định vị thương hiệu, chiến lược phát triển thương hiệu, sáng tạo nhận diện thương hiệu, kế hoạch truyền thông, xây dựng quy trình khách hàng, quy trình nội bộ và đào tạo phát triển năng lực quản trị thương hiệu. Mibrand là đối tác chiến lược của Bộ Công Thương trong chương trình Thương hiệu quốc gia. Các khách hàng của Mibrand trải dài trong các lĩnh vực như ngân hàng (BIDV, VP Bank, HD Bank, Indovina Bank, PVCombank, Vietbank) công nghiệp và viễn thông (MobiFone, PV Gas, Metfone, Saint-Gobain, Vicem, TTC, Thanh Cong Group), ..vv

Mibrand mang đến những giải pháp chiến lược và chương trình thực hiện hiệu quả, giúp khách hàng khẳng định vị trí và phát triển lớn mạnh trên thị trường. Mibrand không chỉ là đơn vị tư vấn, mà còn đồng hành với khách hàng trong quá trình tìm kiếm giải pháp kinh doanh hiệu quả, cũng như những tiềm năng thị trường và cơ hội mới cho thương hiệu.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD. Còn theo IMF, con số này nhỉnh hơn một chút là 413,81 tỷ USD.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5. Việt Nam xếp sau Indonesia (1,29 nghìn tỷ USD), Thái Lan (534,76 tỷ USD), Malaysia (434,06 tỷ USD), Singapore (423,63 tỷ USD) và xếp ngay trên Philippines (401,66 tỷ USD).

Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 37 về quy mô kinh tế. Indonesia đứng thứ 17, Thái Lan đứng thứ 26, Malaysia đứng thứ 35, Singapore đứng thứ 36.

Theo IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế. Cụ thể, GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%. Việt Nam xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD, tăng trưởng 5%) và Thái Lan (580,69 tỷ USD, tăng trưởng 3,7%). Việt Nam vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD, tăng trưởng 4,4%), Singapore (447,16 tỷ USD, tăng trưởng 2,3%), Philippines (425,66 tỷ USD, tăng trưởng 5%). Khi đó, Việt Nam sẽ là quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 35 thế giới, Malaysia và Singapore lùi xuống đứng thứ 36 và 37.

Theo HSBC, kinh tế Việt Nam cũng được dự báo có mức tăng trưởng đứng đầu khu vực. Nhưng mức tăng chỉ 5,8% so với cùng kỳ (thấp hơn dự báo IMF). Đứng thứ hai là Philippines với tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo ở mức 4,8%. Với 4,3%, Indonesia đứng thứ ba về tăng trưởng trong ASEAN-6. Theo sau là Thái Lan, Malaysia và Singapore, với dự báo lần lượt ở mức 4,1%; 4% và 2,1%.

Tính riêng quý I/2023, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Philippines cao nhất ASEAN-6, ước đạt 5,3%. Đứng thứ hai là Việt Nam, với GDP quý I/2023 tăng 5% so với cùng kỳ. Với 4,9%, Malaysia là được dự báo tăng trưởng kinh tế cao thứ ba ASEAN-6. Theo sau là Indonesia, Thái Lan và Singapore với dự báo lần lượt ở mức 4,1%; 3,6% và 1,7%.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 9-2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15-9-2024 đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9%, tương ứng tăng 74,26 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 366,69 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 46,17 tỷ USD).

Trong kỳ 1 tháng 9 năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 546 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-9, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 18,04 tỷ USD.