Thay Đổi Tính Cách Tuổi Dậy Thì

Thay Đổi Tính Cách Tuổi Dậy Thì

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Học sinh giỏi quốc gia sẽ được xếp giải học sinh giỏi cấp thành phố

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tất cả học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố đều được sở cấp giấy chứng nhận học sinh giỏi thành phố.

Đối với học sinh lớp 12 đã dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 thì sẽ được xếp giải học sinh giỏi cấp thành phố (nhất, nhì, ba) dựa trên kết quả của từng môn thi.

Từ năm học 2021-2022, theo quy định của HĐND TP.HCM, học sinh đoạt giải nhất cấp thành phố sẽ được khen thưởng theo nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND với mức thưởng ở bậc THPT là 12 triệu đồng.

Theo các GS Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê, cố GS Đinh Xuân Lâm thì Nghệ - Tĩnh (gọi chung là Nghệ) là một cái nôi của văn minh Việt Cổ; rồi, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, Nghệ Tĩnhcũng là nơi gìn giữ, bảo tồn, phát huy đặc tính Việt, mà - dù muốn hay không, phải ghi nhận rằng, càng xa về phía Bắc, ảnh hưởng của các dấu ấn văn hóa phương Bắc càng rõ rệt hơn.

Nói như thế cũng đồng nghĩa rằng việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh là công việc nhất thiết phải làm, nhất là khi các biến chuyển của công nghệ đã và đang làm thay đổi nhanh, sâu những thói quen, nếp nghĩ, tính cách…, tồn tại từ bao đời…

Bài viết này không hướng tới việc ngợi ca những tính cách Nghệ đáng tự hào - mà, rất nhiều bài viết đã nói tới. Chỉ xin bàn một chút về những gì cần thay đổi trong tính cách Nghệ - bởi không muốn dùng cụm từ “cần phải đào thải”.

Có lẽ yếu tố địa văn hóa của miền đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt luôn kéo theo, đi cùng với nó là sự cực đoan, gàn bướng, kiêu ngạo, khôn lỏi (“khun ranh”) mà hầu như người Nghệ nào cũng có. Thành ngữ “khun như troi” là câu cửa miệng của người Nghệ. Nếu bạn chịu khó gạn lọc trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, sẽ thấy có rất nhiều câu, chắc chắn là ‘sản phẩm’ của Nghệ. Trong đó, tương ứng với khun như troi, “hỗ trợ” cho nó là câu khun cho người ta hại (sợ), dại thì dại cho người ta thương, đừng có dở dở, ương ương mà người ta ghét. Đó gần như là “mệnh lệnh” buộc người Nghệ phải cố khun ranh trong mọi trường hợp liên quan ít hay nhiều đến cạnh tranh để sinh tồn. Điều đáng buồn là trong rất nhiều quan hệ đời thường, người Nghệ đều cố khun hơn người khác. Không phải ngẫu nhiên mà cư dân các vùng miền khác thường có ý e ngại mỗi khi phải giao tiếp, chung sống, làm ăn với người Nghệ. Giáo dục cho trẻ nhỏ ngay từ lúc là măng về sự nhường nhịn, biết đón nhận thua thiệt, có lẽ là điều rất nên! Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ la lên rằng nếu không có tinh thần vượt trội, lấn lướt người khác thì làm sao có thể sinh tồn, làm sao khẳng định ‘cái tôi’? Xin thưa, biết nhường nhịn, không biết “ăn cơm đi trước, lội nước theo sau” là cái đẹp vô thường của văn hóa. Cực đoan đến mức dạy con “lội nước đi sau” thì trong cuộc đời, ai sẽ là người đầu tiên trong xóm, trong làng bước qua suối ngầm?

Một vài dẫn chứng ở trên cho thấy dường như khun lỏi, khun ranh luôn là dấu ấn cực đoan, gàn bướng của tư duy. Cụm từ Đồ Nghệ đã nổi tiếng từ ngàn xưa bởi cái thói gàn ít giống ai, bảo thủ thì thôi rồi mà cãi cho bằng được thì người các miền khác phải bó tay. Người Nghệ ít có yếu tố mềm, thỏa hiệp, nhượng bộ, nhường nhịn trong văn hóa tranh luận. Nếu như các vùng văn hóa khác dùng những cụm từ ít nhiều có tính thỏa hiệp như nước chảy lá môn, nước đổ đầu vịt để ngầm hiểu rằng cái ‘trôi đi’ vẫn còn đọng lại một ít trên đầu vịt hay cái lá môn, thì người Nghệ thẳng, rõ, ngay, luôn là “cại với trốc cúi” (cãi nhau với cái đầu gối). Chính cái sự cực đoan được “cộng hưởng” bằng thanh âm nặng, dữ dằn của lời ăn, tiếng nói đã khiến cho mọi cuộc tranh luận với người Nghệ đều có xu hướng rất gần với… xung đột!

Trong giao tiếp thường nhật, nếu để ý sẽ thấy người Nghệ hiếm khi (cực khó) nhận thua, dẫu sai vẫn cứ chày cối kiểu “mi nói cho mi nghe”. Tính khó nhận phần thua, luôn tranh phần hơn đã làm cho người Nghệ có cái ngạo mạn đáng sợ: Ngồi quán chè chát, ăn xôi chấm muối vừng, muối lạc mà cứ tha hồ, thoải mái nghênh ngang bàn về chuyện “sắp xếp nội các” tít tận bên… Hoa Kỳ! Căn nguyên của tính cách cực đoan, thái quá ấy là ít thấy ai biết “dựa cột mà nghe”. Nhân đây, nói một câu chuyển vui - tôi thường nói với sinh viên rằng về cách dùng từ ngạo mạn thì chẳng có vùng nào sánh bằng Nghệ. Để chứng tỏ tài giỏi, khi được hỏi tán tỉnh O nớ ra răng, trai Nghệ độp ngay là phút mốt. Được hỏi là có tiền để đi uống rượu với ốc nứa không, phang liền là cả tỷ...

Tính cực đoan, bảo thủ, cố chấp đã làm cho Xứ Nghệ CHẬM thích nghi với cái mới, khó tiếp thu tinh hoa của các vùng miền khác, rộng hơn là của thế giới - thành thử, người Nghệ dường như cứ mặc định rằng, đổi thay là thách thức, khó khăn, hiểm nguy - y như lội nước, khun thì nên… đi sau?!

Tôi cho rằng đây là tâm lý, tính cách nguy hại nhất đối với mọi sự phát triển. Cả một guồng máy, cả “xã hội Nghệ” cứ trì kéo lẫn nhau khiến cho cái nghèo cứ theo mãi, cái thua cứ từ từ… thẳng tiến.

Hãy nghĩ xa hay rộng một chút là cả mênh mông những nỗi buồn. Rất nhiều tài nguyên, rất nhiều lợi thế, vô cùng nhiều tài năng; thế nhưng, Xứ Nghệ vẫn “mãi là người đến sau”? Chúng ta hãy tự hỏi rằng tại sao trong rất nhiều lĩnh vực từ cổ chí kim, người Nghệ đều dẫn đầu nhưng Xứ Nghệ thì lại đứng sau?

Đôi khi, tôi nghĩ, đội bóng SLNA là ánh phản thu nhỏ, rõ ràng của tính cách Nghệ. Không ai dám phủ nhận tài năng, thực lực của nó nhưng cũng chẳng có đội bóng nào nhiều cái “nhất” cực đoan như nó.

Phải chăng, giữa tài năng và tính cách; giữa cái biết và sự bảo thủ; giữa sự cực đoan và uyển chuyển, người Nghệ chưa bao giờhọc đủ và đúng về hai chữ hài hòa (hay cân bằng)? Thay đổi (giảm bớt) những hạn chế, phát huy được cái nổi trội là mơ ước của bao người, trải qua rất nhiều đời… Chính vì thế, tìm được lời giải đúng là điều rất đỗi khó khăn.

Thật là nghịch lý khi nói rằng đó là điều ai cũng thấy nhưng chẳng biết đổi thay như nào. Hãy nghĩ xem: biển Cửa Lò đẹp thế, đồi chè ở Thanh Chương kiều diễm vậy, những cái cây ngàn tuổi hiếm hoi vô cùng… nhưng, những ông Tây bà đầm cứ mài miệt xắn quần lội nước chiêm nghẫm “thiên nhiên hoang dã” ở đồng bằng sông Cửu Long hay đến với Nha Trang, Đà Nẵng chứ ít người nào tìm đến với Nghệ…

Chúng ta đã sai và vẫn đang sai khi cố tìm hiểu về bản sắc, tính cách văn hóa của chính mình. Muộn lắm rồi nhưng phải thay đổi cách thức giáo dục ngay từ đầu, cho lũ trẻ biết rõ, đúng về thói xấu của tính cách Nghệ. Có như thế, mấy chục năm sau mới đủ tự tin để kiêu hãnh ngẩng cao đầu…

Đề cập tới những quy định liên quan đến tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ, luật sư Nguyễn Thị Hải (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo Điều 169, Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam; đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, năm 2025, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau: lao động nam 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng.

Luật sư Nguyễn Thị Hải cho biết thêm, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực lao động - tiền lương cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là quyết sách có tính chiến lược về nhân lực, có tầm nhìn dài hạn. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu mỗi năm tăng 3 tháng đối với lao động nam cho cho đến khi đủ 62 tuổi và tăng 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi là để tránh gây sốc cho thị trường lao động; tránh tình trạng gia tăng đột ngột số người thất nghiệp, có thể gây bất ổn xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu

Theo luật sư Nguyễn Thị Hải, từ ngày 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm (luật hiện hành quy định 20 năm) trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội như: Đủ tuổi nghỉ hưu, có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ; bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao…

Mặc dù theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động được giảm thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất vẫn ở mức cũ là 75%.

Theo Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về mức lương hưu hằng tháng, mức hưởng hằng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu được tính như sau:

Đối với lao động nữ, tỷ lệ hưởng lương hưu của 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 45% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với lao động nam, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%. Trường hợp nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định bị giảm 2%.

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu; từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm được hưởng lương hưu không có nghĩa là về hưu lương thấp. Đây chỉ là điều kiện tối thiểu để những người tham gia thị trường lao động muộn (tuổi 35-45) có cơ hội được thụ hưởng chính sách hưu trí. Đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian dài thì không có gì thay đổi, khi đủ tuổi hưu mức hưởng sẽ cao.

Hơn nữa, lương hưu được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm, người hưởng lương hưu được tham gia bảo hiểm y tế miễn phí nên khi về già ốm đau sẽ giảm bớt gánh nặng cho người thân và xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định 3 hình thức nhận lương hưu từ 1/7/2025 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền; thông qua người sử dụng lao động.

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có 2 hình thức nhận lương hưu: Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.