Cung cấp kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế, các chương trình đào tạo của ngành giúp sinh viên và học viên tiếp cận những khía cạnh thực tiễn của kinh tế, kinh doanh quốc tế và hội tụ đủ bản lĩnh để phát triển sự nghiệp.
Cung cấp kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế, các chương trình đào tạo của ngành giúp sinh viên và học viên tiếp cận những khía cạnh thực tiễn của kinh tế, kinh doanh quốc tế và hội tụ đủ bản lĩnh để phát triển sự nghiệp.
Văn bằng của các chương trình liên kết đào tạo bảo đảm tuân thủ quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và những yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ thông tin trên văn bằng theo quy định của bên cấp bằng;
b) Có phụ lục văn bằng (bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng bản xứ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo) bao gồm những thông tin về: tên chương trình liên kết đào tạo, hình thức liên kết đào tạo; thời gian đào tạo ở Việt Nam và ở nước ngoài; ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập; bậc trình độ đào tạo được cấp văn bằng tốt nghiệp theo khung trình độ quốc gia của Việt Nam và hệ thống trình độ, văn bằng tương ứng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ở nước sở tại.
Văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp cho người học các chương trình liên kết đào tạo thực hiện toàn bộ hoặc một phần ở Việt Nam phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ quy định của bên cấp bằng để người học được hưởng các quyền lợi tương ứng như đối với văn bằng cấp cho người học tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ở nước sở tại.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải công khai minh chứng về căn cứ pháp lý liên quan đến văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo ở Việt Nam; có trách nhiệm hỗ trợ việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp cho người học trong các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để sử dụng ở Việt Nam khi có yêu cầu.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế IMD@NEU Khóa 2
Liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH West of England, Vương Quốc Anh
Căn cứ Quyết định số 104/QĐ-ĐHKTQD ngày 19/01/2022 của Trường ĐH Kinh tế quốc dân về việc phê duyệt đề án liên kết đào tạo chương trình thạc sĩ với ĐH West of England (UWE), Vương Quốc Anh,
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) tổ chức tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 2 tại Viện Đào tạo Quốc tế như sau:
Mục tiêu của Chương trình là nhằm đào tạo ra các nhà quản trị có tư duy chiến lược, kiến thức và kỹ năng cập nhật về quản trị kinh doanh; các giảng viên, nghiên cứu viên chuyên nghiệp làm việc trong các viện nghiên cứu và các trường đại học. Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận định hướng thực tiễn và phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi, tạo ra những thay đổi vượt trội cho doanh nghiệp và tổ chức, hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
Các ứng viên đang làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội; các ứng viên đang làm việc hoặc mong muốn làm việc tại các trường đại học và các viện nghiên cứu có đủ các điều kiện sau có thể dự tuyển vào chương trình:
+ Có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 hoặc tương đương.
+ Có bằng cử nhân, thạc sĩ do một trường đại học thuộc các quốc gia nói tiếng Anh cấp (được Bộ Di trú Anh, UKVI công nhận và ĐH West of England công bố trên Website).
+ Đạt điểm bài thi English Placement Test tương đương với IELTS 6.5 do ĐH West of England tổ chức trước khi khóa học bắt đầu. Ứng viên đồng thời phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 4 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và nộp minh chứng trước khi nhập học.
Học viên hoàn thành chương trình sẽ được ĐH West of England, vương quốc Anh cấp bằng “Master of Science in Business Management /Thạc sĩ Khoa học về Quản trị Kinh doanh”.
Các ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vào Chương trình sẽ tham gia hai phần đánh giá đầu vào sau:
+ Viết luận: Ứng viên được yêu cầu viết bài luận bằng tiếng Anh theo một chủ đề về kinh tế xã hội hoặc giải quyết một tình huống thực tế trong một tổ chức/ doanh nghiệp. Chủ đề/tình huống bài luận được Chương trình cung cấp trong bộ hồ sơ tuyển sinh. Bài luận phải nêu được vấn đề, phân tích đánh giá vấn đề và đưa ra được luận điểm giải quyết vấn đề đó (khoảng 1500 – 2000 từ).
+ Phỏng vấn: Bằng tiếng Anh, nhằm đánh giá động lực tham gia chương trình và năng lực xử lý tình huống trong kinh doanh và quản lý.
Điểm xét tuyển được tính trên cơ sở 50% điểm phỏng vấn và 50% điểm bài luận. Điểm sàn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh quyết định.
Đối với ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao học do một trường đại học nước ngoài cấp cần nộp kèm giấy xác nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
Hồ sơ tuyển sinh và lệ phí tuyển sinh sẽ không hoàn lại nếu ứng viên không trúng tuyển hoặc không tiếp tục theo học.
Ngoài các học phần chính khóa, học viên sẽ được tham gia chương trình trải nghiệm thực tế trong thời gian 02 tuần tại Vương quốc Anh.
Chương trình trải nghiệm thực tế là chương trình được tổ chức nhằm giúp cho học viên có cơ hội trải nghiệm và khám phá các mô hình kinh doanh và sản xuất của một số doanh nghiệp tại thành phố Bristol và tham gia một số diễn đàn về quản trị kinh doanh tại ĐH West of England.
Đối với các học viên không thể tham gia chương trình trải nghiệm thực tế tại Anh có thể đăng ký đi thực tế trong một doanh nghiệp tại Việt Nam để trải nghiệm và khám phá các mô hình kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp này.
Thông tin chi tiết về chương trình trải nghiệm thực tế tại Vương quốc Anh được đăng trên website của Viện Đào tạo Quốc tế www.isme.neu.edu.vn.
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế IMD@NEU,
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Địa chỉ: P1409, Tầng 14, Nhà A1, ĐHKTQD – 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Hotline: 0968 102106. E-mail: [email protected]. Web: www.isme.neu.edu.vn.
Tải Thông báo tại đây: Thong bao tuyen sinh MScBM2_2022
Giảng viên của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài (giảng viên toàn thời gian, giảng viên cơ hữu đang trực tiếp giảng dạy trong chương trình đào tạo tương ứng của cơ sở ở nước sở tại) phải bảo đảm chủ trì và chịu trách nhiệm giảng dạy tối thiểu 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi liên kết với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
Việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để người học đạt trình độ ngoại ngữ đầu vào trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được triển khai trong thời gian: tối đa 12 tháng kể từ khi người học được xác nhận trúng tuyển có điều kiện ở trình độ đại học và trình độ tiến sĩ; tối đa 06 tháng kể từ khi người học được xác nhận trúng tuyển có điều kiện ở trình độ thạc sĩ.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo dự thảo, liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp được áp dụng ở các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, ít nhất 70% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng phương thức trực tiếp.
Liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến (online) được áp dụng ở trình độ đại học, trong đó, từ 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo trở lên (bao gồm các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn, học tập và đánh giá) được thực hiện trong môi trường số, trên cơ sở hệ thống các phần mềm, học liệu và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng Internet (hệ thống đào tạo trực tuyến).
Liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến được áp dụng ở trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, từ trên 30% đến dưới 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo được thực hiện thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến.