Quốc Kỳ Của

Quốc Kỳ Của

Bạn có bao giờ tò mò về những hình ảnh, màu sắc trên lá cờ của một đất nước và ý nghĩa ẩn chứa đằng sau chúng? Quốc kỳ Hàn Quốc có những đường nét độc đáo và màu sắc tươi sáng. Đằng sau nó là một câu chuyện thú vị và ý nghĩa sâu sắc.

Bạn có bao giờ tò mò về những hình ảnh, màu sắc trên lá cờ của một đất nước và ý nghĩa ẩn chứa đằng sau chúng? Quốc kỳ Hàn Quốc có những đường nét độc đáo và màu sắc tươi sáng. Đằng sau nó là một câu chuyện thú vị và ý nghĩa sâu sắc.

Quốc kỳ Hàn Quốc có ý nghĩa như thế nào?

Màu trắng tinh khiết của lá cờ tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, thuần khiết của người Hàn Quốc. Đó cũng là biểu hiện cho mong muốn hòa bình, thống nhất của dân tộc.

Lá cờ có vòng tròn chia làm hai nửa bán nguyệt màu xanh và đỏ, biểu thị âm và dương. Màu xanh tượng trưng cho hy vọng và âm. Trong khi đỏ đại diện cho sự tôn quý và dương. Vòng tròn âm dương biểu thị sự hài hòa giữa các yếu tố đối lập và là nguồn gốc của mọi sinh mệnh và sự tuần hoàn vĩnh cửu. Bốn nhóm tổ hợp xung quanh vòng tròn thể hiện sự biến đổi và phát triển liên tục của vạn vật.

Quốc kỳ Hàn Quốc (Taegeukgi) có bốn quẻ âm dương ngũ hành ở các góc:

Quẻ Càn (trời, mùa xuân, phương Đông, lòng nhân từ). Quẻ Khôn (đất, mùa hè, phương Tây, sự ngay thẳng). Quẻ Khảm (mặt trăng, mùa đông, phương Bắc, sự thông thái). Quẻ Ly (mặt trời, mùa thu, phương Nam, lễ nghĩa).

Các quẻ tuần hoàn không ngừng: Càn, Ly, Khôn, Khảm. Quốc kỳ thể hiện uy quyền, tôn nghiêm và truyền thống của quốc gia.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của Quốc kỳ Hàn Quốc. Bạn quan tâm tới Hàn Quốc, hấp dẫn bởi phong cảnh và ẩm thực của xứ sở kim chi? Đặt vé máy bay của hãng Asiana Airlines để chuyến đi mơ ước. Chúng tôi sẽ giúp hành trình của bạn thêm trọn vẹn với đầy đủ tiện ích hàng không đi kèm như mua thêm hành lý Asiana Airlines chẳng hạn. Tổng đài 1900 6695 tư vấn hỗ trợ 24/7, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến chuyến bay.

Quốc kỳ là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam (Ảnh tư liệu).

Ngày 13/8/1945, tại Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Hội nghị toàn quốc nhận định tình trong nước và quốc tế, thời cơ Cách mạng Việt Nam đã đến, ra quyết định Tổng khởi nghĩa cả nước, thành lập Ủy ban Khởi nghĩa.

Đúng 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Lệnh tổng khởi nghĩa. Quân lệnh ngay lập tức được chuyển về các địa phương, bằng mọi phương tiện nhanh nhất.

Ngày 16/8, tại Tân Trào tổ chức Đại hội Quốc dân, Hồ Chí Minh thay mặt các đại biểu đọc lời thề: “Kiên quyết lãnh đạo nhân dân giành độc lập”.

Ngày 17/8, nhân dân Hà Nội vùng lên phá tan cuộc mít tinh của Tổng hội viên chức ngụy, biến thành cuộc biểu dương lực lượng rầm rộ, đẩy lên cao trào của đêm trước Tổng khởi nghĩa. Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội thành công đã tiếp thêm sức mạnh cho quần chúng công, nông cả nước đứng dậy giành chính quyền.

Cách mạng tháng Tám thành công cả nước rợp cờ đỏ sao vàng. Cờ tung bay trên tay mỗi người dân, cờ treo trước nhà mỗi gia đình, cờ phấp phới bay trên các dinh thự, công sở. Nhà thơ Tố Hữu trào dâng mãnh liệt viết màu cờ cách mạng:

"Gió ơi gió! Hãy làm giông, làm tố

Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi!

Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác".

Xuân Diệu viết về cờ đỏ sao vàng trong mùa thu tháng Tám bởi sự tràn trề sức lửa, nồng nàn, tâm hồn rạo rực, hân hoan, vui sướng:

"Việt Nam! Việt Nam ! Cờ đỏ sao vàng

Những ngực nén hít thở Ngày Độc Lập!

Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp!

Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca".

Cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho liêng thiêng, huy hoàng của cuộc Cách mạng tháng Tám.

Vẻ đẹp linh thiêng của cờ đỏ sao vàng có ngọn nguồn lịch sử. Khi xứ ủy Nam Kỳ bàn tổ chức khởi nghĩa, hội nghị thảo luận dùng cờ gì trong khởi nghĩa, cờ đỏ búa liềm hay cờ đỏ? Hai cờ này đều không phù hợp với tình hình lúc đó. Ông Võ Văn Tần, Bí thư xứ ủy báo cáo lại rằng, năm 1931 ông Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng lúc bị giam ở khám lớn Sài Gòn, khi mở lớp huấn luyện cách mạng trong tù, có lần giải thích về triển vọng của Cách mạng đã nói: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp chúng ta sẽ thành lập một nhà nước Cộng hòa dân chủ, về Quốc kỳ có thể cờ đỏ sao vàng năm cánh”.

Cờ Tổ quốc có mặt khắp mọi miền đất nước. (Ảnh: Báo Nghệ An).

Xứ ủy Nam Kỳ đã thực hiện lời di chúc của Tổng Bí thư Trần Phú. Cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện nhiều nơi trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Đặc biệt các chiến sĩ Cộng sản ở Mỹ Tho treo lá cờ đỏ sao vàng lên mái đình Long Hưng nơi ra đời chính quyền Cách mạng đầu tiên trong tỉnh. Người vẽ lá cờ đỏ sao vàng ấy là Nguyễn Hữu Tiến, một chiến sĩ Cộng sản quê ở huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Tháng 3 năm 1941, Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình hành động có ghi: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật sẽ thành lập nên chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã chọn cờ đỏ sao vàng làm cờ Tổ quốc. Báo Việt Nam Độc Lập (do Bác Hồ thành lập) số 107 ngày 01/10/1941 trong bài thơ: “Cờ đỏ sao vàng” viết:

"Đỏ là máu nhiệt huyết đồng bào

Dần lại làm nên phong trào giải phóng

… Năm cánh là hình dung đoàn kết

Toàn dân đều nhất trí đồng tình

Đoàn kết chặt như ngôi sao năm cánh".

Trong tập thơ "Nhật ký trong tù" (1941-1943) khi nằm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ viết: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Ngày 21/8/1945, tại cổ đô Huế, thành trì của chế độ phong kiến thực dân, hai thanh niên yêu nước là Đặng Văn Việt và Cao Pha (tức Nguyễn Thế Lương) đã treo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ Huế. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời Huế. Hai ngày sau, 23/8/1945, Huế giành chính quyền.

Ngày 02/9/1945, cờ đỏ sao vàng rợp trời trong Lễ Tuyên ngôn độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này cùng phái đoàn Chính phủ từ châu Á sang châu Âu, cờ đã có mặt khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca”.

Hiến pháp năm 2013, Điều 13 ghi: “Quốc kỳ nước ta có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh”. Ý nghĩa: Nền cờ đỏ tượng trưng cho Cách mạng, là máu của nhân dân và chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Màu vàng là màu truyền thống tượng trưng của dân tộc Việt Nam, màu của đất nước, tượng trưng cho 5 giai tầng cơ bản trong xã hội ta: Sĩ, công, nông, thương, binh. Năm cánh ấy đã đoàn kết tạo nên sức mạnh vô biên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

82 năm qua, cờ đỏ sao vàng đã gắn bó với đất nước, gắn bó với con người Việt Nam. Mỗi con người Việt Nam tự hào với lá cờ Tổ quốc. Cờ đỏ sao vàng đã làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta. Mỗi con người Việt Nam đều xem cờ đỏ sao vàng là linh thiêng, bởi Quốc kỳ là hồn của đất nước.

Bàn về người đại diện của cá nhân trong tố tụng hình sự