Trong bộ phim thời trang “The Devil wears Prada”- bộ phim từng càn quét hàng chục giải thưởng điện ảnh thế giới năm 2006 – nhân vật Miranda, tổng biên tập tờ báo thời trang danh tiếng Runway, đã từng có một bài diễn văn đầy ấn tượng về chiếc áo màu xanh chất liệu len cashmere vô cùng bình dân của cô trợ lí Andy. “Liệu màu xanh có đơn thuần chỉ là… màu xanh?”. Đó là một màu xanh được sáng tạo bởi những nhà thiết kế tài hoa, hô biến vào hàng trăm thiết kế kiêu kỳ tạo xu hướng của vô vàn những nhà mốt danh giá, được tối giản hóa qua những thương hiệu bình dân và rồi đưa vào thị trường đại chúng. Một màu xanh đơn giản nhưng cũng là một thị trường trị giá hàng tỉ đô la. Đó cũng chính là cách thức vận hành của thời trang.
Trong bộ phim thời trang “The Devil wears Prada”- bộ phim từng càn quét hàng chục giải thưởng điện ảnh thế giới năm 2006 – nhân vật Miranda, tổng biên tập tờ báo thời trang danh tiếng Runway, đã từng có một bài diễn văn đầy ấn tượng về chiếc áo màu xanh chất liệu len cashmere vô cùng bình dân của cô trợ lí Andy. “Liệu màu xanh có đơn thuần chỉ là… màu xanh?”. Đó là một màu xanh được sáng tạo bởi những nhà thiết kế tài hoa, hô biến vào hàng trăm thiết kế kiêu kỳ tạo xu hướng của vô vàn những nhà mốt danh giá, được tối giản hóa qua những thương hiệu bình dân và rồi đưa vào thị trường đại chúng. Một màu xanh đơn giản nhưng cũng là một thị trường trị giá hàng tỉ đô la. Đó cũng chính là cách thức vận hành của thời trang.
Để trở thành nhà Thiết kế thời trang, bạn phải có khả năng biến ý tưởng của mình trở thành một sản phẩm hữu hình. Để thực hiện được điều này, bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng sau:
Đó là tất cả những gì bạn cần học để trở thành nhà Thiết kế thời trang “chính hiệu”.
Hẳn bạn sẽ thấy khá quen thuộc khi nghe tới những mùa thời trang như Xuân/Hè (Spring Summer) hay Thu/Đông (Autumn Winter). Những mùa thời trang chính dành cho phái nữ được ấn định cụ thể, Xuân hè vào tháng 9, 10 và Thu đông vào tháng 2, 3. Sở dĩ có sự ấn định thời gian sớm như vậy là bởi sau mỗi tuần lễ thời trang, khi những xu hướng đã được lăng xê rộng rãi, các thương hiệu sẽ đi vào sản xuất các sản phẩm và chuyển chúng tới các nhà bán lẻ cũng như đơn đặt hàng cá nhân trên toàn thế giới (buyer). Nói cách khác, các show thời trang được tổ chức sớm là để các nhãn hàng kịp sản xuất hàng hóa đón nguồn cầu vào đúng mùa. Thứ tự của các tuần lễ thời trang nữ này được tổ chức lần lượt: New York, London, Milan và Paris.
Những thiết kế từ nhà mốt Chanel thu đông 2016 với chất liệu vải tweed đặc trưng.
Bên cạnh các mùa thời trang nữ còn có những mùa thời trang nam, được tổ chức vào tháng 1 và tháng 6, 7 theo thứ tự London, Milan, Paris, Newyork. Tuy nhiên, trong năm 2016, một số nhà mốt nổi tiếng đã “khai tử” show thời trang nam của mình để cắt giảm chi phí (trung bình 1 triệu đô/show diễn) điển hình như nhà mốt Burberry. Động thái này cũng được hưởng ứng bởi nhiều nhà mốt khác như Calvin and Klein, Bottega Veneta… Bên cạnh đó, Gucci và Tommy Hilfiger cũng tuyên bố sẽ chấm dứt show diễn thời trang nam của mình vào năm 2017. Việc chấm dứt những show thời trang nam được đánh giá là hòa nhập với xu thế “phi giới tính” đang dần lên ngôi của bối cảnh thời trang thế giới, giúp các nhà thiết kế có thể đem đến cái nhìn toàn cục cho xu hướng thời trang hơn khi gộp cả show thời trang nữ và nam vào làm một.
Với những kiến thức và kỹ năng đã được cung cấp, sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang có thể làm việc ở các vai trò sau:
Thiết kế thời trang được xem như một môn nghệ thuật ứng dụng đòi hỏi nhà thiết kế phải có tài năng và óc sáng tạo không ngừng nghỉ. Sáng tạo không chỉ đơn thuần là về kiểu dáng trang phục mà còn là sự kết hợp với các phụ kiện sao cho phù hợp với văn hóa, xã hội, thị trường... Bạn phải luôn trau dồi khả năng sáng tạo liên tục thông qua tiếp xúc với nhiều mẫu thiết kế, học thêm nhiều kiến thức nghệ thuật liên quan, tìm hiểu nhu cầu thị trường, sự thay đổi của xu hướng để tìm được nguồn cảm hứng mới.
Thiết kế thời trang không phải làm 8 tiếng/ngày, nếu muốn “sống nhàn” thì đây không phải là công việc dành cho bạn. Thời trang luôn thay đổi, xu hướng luôn được cập nhật, để bản thân không bị lỗi thời, bạn phải luôn vận động. Nhìn chung, công việc của một nhà Thiết kế thời trang thường bao gồm:
Bốn kinh đô thời trang chính, còn được gọi là “Tứ trụ kinh đô” của giới thời trang cao cấp là New York, London, Milan và Paris. New York là nơi có “tuổi đời” phát triển các tuần lễ diễn thời trang lớn nhất (1903), kéo theo là Paris (1945), Milan (1958) và cuối cùng là London (1984). Hàng năm, cứ mỗi mùa tuần lễ thời trang, đây là những nơi tụ hội của hàng trăm thương hiệu cao cấp cũng như báo chí và những người quan tâm đến thời trang xa xỉ trên toàn thế giới. Ngoài ra, cho tới nay, nhiều địa điểm khác trên thế giới cũng đã dần tổ chức những tuần lễ thời trang như Seoul (Hàn Quốc), Copenhagen (Đan Mạch), Toronto (Canada)…
Streetstyle đường phố đầy màu sắc tại kinh đô thời trang Paris 2016,
Truyền cảm hứng nhất, tinh xảo nhất và xa hoa nhất trong giới thời trang là những bộ sưu tập Haute couture mê hoặc lòng người. Những bộ đầm dạ hội duyên dáng được thêu thùa cầu kì, đính đá quý lấp lánh, gắn lông vũ xa hoa quyền qúy, chỉ mang tính trưng bày, trình diễn hoặc diện trong những sự kiện trọng đại là những gì ta có thể liên tưởng đến khi nhắc đến bộ sưu tập Haute couture. Trong tiếng Pháp, “Haute” có nghĩa là cao cấp, “Couture” là cắt may, “Haute couture” là những bộ sưu tập cao cấp được làm bằng tay toàn bộ bởi những người thợ thủ công lành nghề tỉ mỉ tại Pháp. Những bộ sưu tập Haute couture là phương tiện để những thương hiệu lâu đời, sành nghề, có thực lực về kinh tế và đỉnh cao nhất khẳng định giá trị và phô diễn sự sáng tạo không giới hạn và nghệ thuật cắt may tinh xảo.
Nhưng không phải thương hiệu thiết kế nào cũng có thể làm ra được những bộ sưu tập Haute couture, bởi để được công nhận là Haute Couture, các nhà thiết kế phải tuân theo những luật nghiêm ngặt như có xưởng may thủ công với ít nhất 20 người thợ thủ công tại Pháp, chỉ làm theo những đơn đặt hàng của khách hàng cá nhân và mỗi năm phải trình diễn bộ sưu tập thời trang với ít nhất 35 mẫu thiết kế bao gồm cả đồ mặc ban ngày cũng như đầm dạ tiệc.
Những bộ đầm dạ hội duyên dáng được thêu thùa cầu kì, đính đá quý lấp lánh, gắn lông vũ xa hoa quyền qúy, chỉ mang tính trưng bày, trình diễn hoặc diện trong những sự kiện trọng đại là những gì ta có thể liên tưởng đến khi nhắc đến bộ sưu tập Haute couture.
Trung bình mỗi bộ cánh Haute couture phải mất ít nhất 600 giờ đồng hồ thực hiện, và cũng vì thế, cái giá dành cho những bộ cánh này là “không tưởng”. Một bộ Haute couture mặc ban ngày có giá khởi điểm từ $10000 (200 triệu VNĐ), trong khi những bộ đầm dạ tiệc được thêu đính đá quý cầu kì có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu đô la. Vậy ai là người sẽ chi trả cho những sản phẩm nghệ thuật tinh hoa nhưng có giá trên trời này? Đó chính là những quý bà, quý cô thượng lưu, những ngôi sao trong làng giải trí trên khắp địa cầu. Danh tính của khách đặt hàng Haute Couture là vô cùng bảo mật, những ta cũng dễ dàng có thể nhận thấy những bộ cánh xa hoa này trên mặt thảm đỏ của các sự kiện lớn như các liên hoan phim thế giới, Met Gala… Những bộ cánh lộng lẫy này khiến ta thổn thức trước sự công phu tinh xảo của những người thợ lành nghề, trầm trồ trước sự sáng tạo vô biên và truyền cảm hứng, nuôi dưỡng cho những đam mê thời trang không giới hạn.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 090 789 3879
Thiết kế thời trang đang dần trở thành ngành nghề “hot hit” bậc nhất, là mảnh đất màu mỡ cho người trẻ đam mê sáng tạo và khởi nghiệp. Vì sao?
Vì trong thời đại mà đi chơi cũng phải post vài tấm hình lên mạng xã hội “sống ảo”, việc mặc đẹp nghiễm nhiên trở thành xu hướng tất yếu. Thời trang giờ đây không chỉ đơn thuần là bộ quần áo đẹp và phù hợp, thời trang còn phải thể hiện được cái tôi và cá tính của người sở hữu.
May mắn hơn thế hệ các nhà thiết kế 8X hay 9X, các bạn trẻ 10X - GenZ xuất hiện khi ngành Thiết kế thời trang đã có nhiều thay đổi, được đào tạo rất bài bản về chuyên môn lẫn tư duy lý luận, phong cách thẩm mỹ, xu hướng. Sự thành công của những cái tên như Nguyễn Công Trí, Đỗ Mạnh Cường, Lâm Gia Khang... một lần nữa khẳng định vị thế của ngành và là động lực cho những bạn trẻ đam mê thiết kế sẵn sàng bước chân vào ngành Thiết kế thời trang tại Việt Nam. Cùng Rightpath.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!