Nhạc Sĩ Đức Trí Vợ

Nhạc Sĩ Đức Trí Vợ

Nổi tiếng là người lãng mạn, ở tuổi 76, nhạc sĩ Đức Huy vẫn miệt mài đi diễn và không ngại làm mới bản thân. Nam nhạc sĩ cho hay ông ít khi nghĩ đến con số tuổi mình.

Nổi tiếng là người lãng mạn, ở tuổi 76, nhạc sĩ Đức Huy vẫn miệt mài đi diễn và không ngại làm mới bản thân. Nam nhạc sĩ cho hay ông ít khi nghĩ đến con số tuổi mình.

Lưu Hương Giang được chồng nhạc sĩ hết mực yêu chiều

Chia sẻ món quà là nhẫn kim cương được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh tặng nhân ngày 8/3/202, Lưu Hương Giang khoe khéo bức thư tình từ chồng. Cụ thể, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh nhắn nhủ bà xã: "Em ơi! Năm nay tròn 15 năm mình quen biết nhau và về chung một nhà rồi đấy em nhỉ? Anh biết gia đình nào cũng có sóng gió nhưng điều tốt đẹp nhất là sau tất cả mình vẫn còn được bên nhau. Anh cảm thấy may mắn vì đã được làm chồng của em và bố của Mina và Misu.

Cảm ơn em vì gia đình này mà hy sinh rất nhiều. Anh mong mình sẽ bên nhau nhiều năm nữa để cùng nhau nhìn các con khôn lớn. Nhân dịp mùng 8/3 tặng mẹ món quà nhỏ đánh dấu 15 năm mẹ và bố về chung một nhà. Mong em sẽ thích nó. Yêu em nhiều!".

Lưu Hương Giang được chồng nhạc sĩ hết mực yêu chiều sau "sóng gió" hôn nhân. (Ảnh: FBNV)

Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang trong MV "Rồi mai sẽ khác". (Ảnh: ST)

Ngoài những hình ảnh đời thường hạnh phúc bên Hồ Hoài Anh và các con, Lưu Hương Giang với ông xã từng góp mặt trong MV "Rồi mai sẽ khác" nhằm gửi gắm thông điệp hãy trân trọng từng phút giây tươi đẹp của cuộc sống, dù phải đối mặt với bệnh tật.

Chỉ còn khoảng hơn 2 tuần nữa, Live concert Có đôi lần ghi dấu hành trình 30 năm của nhạc sĩ Đức Trí sẽ diễn ra tại Nhà Thi đấu Quân Khu 7 - TPHCM. Trước thềm đêm diễn live concert đầu tiên của mình, anh có những chia sẻ về các ca khúc, ca sĩ tham gia.

Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần sẽ được tổ chức ở Nhà Thi đấu Quân Khu 7 - TPHCM vào tối 5-10. Đây cũng là dịp đặc biệt để người nhạc sĩ tài hoa cũng như những “tri kỷ âm nhạc” của mình cùng nhau hòa mình vào không gian nghệ thuật mang đậm những dấu ấn qua từng thời kỳ sáng tác.

Live concert đã công bố 9 giọng ca khách mời gồm: Phương Thanh, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà, Lê Hiếu, Lân Nhã, Thùy Chi, Văn Mai Hương, Trung Quân, Anh Tú - Voi Bản Đôn. Và vẫn còn 2 giọng ca bí mật đang được giữ kín đến giây phút cuối cùng.

Nhạc sĩ Đức Trí cho biết đêm nhạc sẽ biểu diễn khoảng 30 ca khúc, trong đó có khoảng 4 ca khúc là sáng tác mới sẽ do Phương Thanh, Lân Nhã, Trung Quân và Lê Hiếu hát.

“Tôi cũng muốn focus vào hai giọng ca Hồ Quỳnh Hương và Hồ Ngọc Hà bởi những gắn bó, duyên nợ trong âm nhạc 20 năm nay. Qua nhiều năm trong sự nghiệp, họ vẫn luôn là giọng ca trình diễn các ca khúc nhạc Đức Trí đặc biệt, gây ấn tượng. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau, cũng không nhiều cơ hội gặp gỡ nhưng khi cần thì luôn có mặt”, nhạc sĩ Đức Trí nói.

Theo nhạc sĩ Đức Trí, mỗi live concert có một màu sắc riêng. Như khi làm đêm nhạc ở Đà Lạt phải gắn với sự lãng mạn, không phông màn, chỉ cần thiên nhiên là đã đủ. Ở Hà Nội là gắn với dàn nhạc, không phụ thuộc nhiều vào trình diễn, màn hình led, vũ đoàn… Nhưng làm show ở TPHCM thì phải đa màu lắm sắc, như một bữa tiệc buffet âm thanh

Trước thắc mắc rằng một số ca sĩ như Mỹ Tâm, Thanh Thảo, Phương Vy... có xuất hiện trong live concert hay không, nam nhạc sĩ thẳng thắn: “Làm show âm nhạc cũng như chuẩn bị món ăn đãi khách ở nhà, nhiều khi không đầy đủ, thiếu chút gì đó mới thú vị, làm người ta thấp thỏm. Làm live concert không nhất thiết phải có đầy đủ hết tất cả những người mình mong muốn họ xuất hiện”.

Hà Nội, trái tim của cả nước, nơi có nhiều biến động nhất trong đại dịch ở Việt Nam, những ngày này đã rét nàng Bân. Những ngày này người Hà Nội tỉnh thức nhớ về những ngày bình yên. Giọng ca mang âm hưởng ngọt ngào, trong sáng của Đức Chính trở thành một giai điệu hoài niệm da diết nhớ thương. “Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng/ Chút lá thu vàng đã rụng/ Chiều nay cũng bỏ ta đi...”

Chúng tôi (nhà văn Võ Thị Xuân Hà và NSƯT Đức Chính) ngồi trong căn phòng của người bạn. Đức Chính lôi ra cái loa mà anh thường để trong ba lô mang theo bên người đi bất cứ đâu. Anh bật nhạc và hát. Căn phòng ấm cúng tràn ngập tiếng hát của người ca sĩ đã có nhiều cung bậc của cuộc đời, của sự sáng tạo, thăng hoa và vượt thoát.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi được bắt đầu trong tiếng nhạc vẫn còn vang âm, trong bầu khí quyển trong lành.

Võ Thị Xuân Hà : Những ngày “giãn cách xã hội”, ca sĩ Đức Chính có thể bật mí chút về những việc anh đã thực hiện trong một ngày? Công việc của anh có bị gián đoạn khi dịch bệnh xảy ra?

Ca sĩ Đức Chính : Tôi từ TP Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội trong tình hình dịch bệnh rất căng thẳng. Hà Nội đã làm rất nghiêm và quyết liệt.

Bao nhiêu nếp sinh hoạt hàng ngày phải thay đổi lại cho phù hợp tình hình, cũng là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng, những hướng dẫn thực hiện việc giãn cách xã hội từ lãnh đạo thành phố.

Bao nhiêu việc phải dừng lại. Bỏ thói quen thường xuyên giao lưu hát hò, ăn uống vào cuối ngày, cuối tuần với bạn bè... Dừng lớp học thanh nhạc dành cho người cao tuổi dù học viên thiết tha đề nghị tiếp tục. Tiếp tục sao được, khi để có thể đến học, phải liên tiếp đi, va chạm, gặp gỡ. Tôi dùng điện thoại để thu hình, thu tiếng rồi đăng lên facebook các bài hát ca ngợi tinh yêu quê hương đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam... để động viên tinh thần lạc quan cho mọi người cũng như làm bài mẫu cho học viên tự học ở nhà. Một ngày ở nhà tuy thế có thể là rất ít thời gian với tôi. Tôi dành thời gian đọc các tác phẩm văn học để nâng cao năng lực viết ca từ cho sáng tạc ca khúc của bản thân, cũng nâng cao tinh thần để sống lạc quan. Tôi cũng dành thời gian tập trung xem lại các chương trình của bạn bè, nghiên cứu các tác phẩm âm nhạc là tài sản của nhân loại.

Hàng ngày tôi vẫn giữ nếp rèn luyện thể lực, duy trì thói quen từ thời còn trẻ để tiếng có thêm nhiều nội lực trong cuộc sống.

Tất nhiên công việc có bị gián đoạn nhiều chứ. Tôi không thể tham gia các chương trình biểu diễn. Không gặp được bạn bè, mà với tôi việc gặp bạn bè là cách tăng cường năng lượng tích cực cho cuộc sống.

Bù vào đó, như tôi đã kể với bạn, đây lại là thời gian sống chậm với tôi, giúp cho tôi có nhiều điều phải sắp xếp lại cuộc sống thường nhật.

Võ Thị Xuân Hà: Anh có nhắc đến việc đã bay từ TP. HCM ra Hà Nội thời gian đã xảy ra dịch, tự  nguyện cách ly tại nhà khi khu phố có người phải đi cách ly?

Ca sĩ Đức Chính: Tôi bay từ TP HCM ra đúng lúc có tin một người  cùng khu phố tôi bị dương tính với COVID-19. Bạn bè gọi điện hỏi thăm ghê lắm. Tôi định đi mấy việc thì mọi người gàn: Ông đừng đi đâu, nhỡ lây… Nhưng hình như người bị dương tính đó bay từ nước ngoài về, đã được đưa đi cách ly từ sân bay... Nhưng tôi vẫn cứ tuân thủ, cách ly cũng tốt cho mình và ủng hộ chủ trương của lãnh đạo thành phố và Chính phủ, làm tốt được việc gì là làm thôi.

Võ Thị Xuân Hà: Việc dạy học hát của anh có thể là một công việc truyền cảm hứng. Nhưng sao anh lại chọn người cao tuổi?

Ca sĩ Đức Chính: Đây là công việc mà từ khi nghỉ quản lý, tôi rất tâm huyết. Bắt đầu từ đề nghị của cô bạn học cùng lớp thời phổ thông.

Đối tượng chỉ là người cao tuổi, và những ai yêu ca hát, có lòng nhiệt tình thực sự và muốn nâng cao trình độ của mình để tiếp cận gần hơn với lối hát chuyên nghiệp.

Có rất nhiều các bác các anh chị đã nghỉ hưu, họ là cán bộ đảng viên gương mẫu. Họ tham gia rất nhiều các hoạt động ở khu phố, ở phường… Để có thể hiểu đúng về âm nhạc, biết thưởng thức âm nhạc, họ tìm đến những nghệ sĩ như tôi để trao đổi, bày tỏ mong muốn được học hát, học những vấn đề liên quan lí luận âm nhạc. Vì vậy, tôi thấy đây cũng là một trong những việc làm có ích của tôi, mong muốn đem đến cho cộng đồng những đóng góp dù nhỏ.

Tôi không dạy truyền khẩu, dạy một vài bài tủ làm vốn, mà dạy hát kết hợp với nhạc lý cơ bản, phân tích tác phẩm ở mức độ cô đọng, dễ hiểu, thiết thực, cụ thể với từng bài hát mà mình dạy học viên.

Học viên rất vui và gắn bó với thầy vì học hát nâng cao sức khỏe toàn diện. Tình thần sảng khoái hơn sau mỗi buổi tập hát. Kỹ thuật lấy hơi, giữ hơi của thanh nhạc gần với khí công. Vì vậy mà sức khỏe được cải thiện. Tập hát cho đúng nhịp, đúng cao độ, khớp với phần nhạc đệm giúp khả năng phản xạ tốt hơn. Ngoài ra còn có tác dụng bổ trợ cho môn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu mà các học viên của lớp cũng đang cùng một lúc theo học.

Tất cả những điều mà tôi vừa đề cập rất bổ ích cho học viên cao tuổi vì thế mà trò cứ muốn gắn bó mãi với thấy....

Có một sự khác biệt trong quá trình dạy những người có tuổi hát và dạy nhạc lí, là họ khá nhẫn nại. Tôi phát hiện ra, âm vực của những người có tuổi sống cuộc sống lương thiện thường rộng và sâu hơn thời trẻ. Hình như tôi đọc đâu đó như thế này: Những người đẹp nhất là những người đã trải qua những thử thách và trải nghiệm của cuộc đời, và đạt được trí hạnh. Tất nhiên khi có tuổi thì sức khỏe có thể yếu đi, nhưng việc ca hát lại làm tăng năng lượng tích cực cho mỗi người. Vậy nên, tôi rất có niềm tin về những công việc tưởng như chỉ đơn thuần là làm thêm trong thời gian nghỉ quản lí, đã hưởng lương hưu của tôi.

Trong tình hình dịch bệnh này, tôi tạm trả lời những vấn đề liên quan qua điện thoại. Học viên của tôi tự luyện hát ở nhà, và họ gửi clip cho tôi nhận xét.

Võ Thị Xuân Hà: Trong nhiều bài báo viết về Đức Chính, có chi tiết anh được công nhận nghệ sĩ ưu tú hơi muộn so với những cống hiến và thành tích đạt được. Anh có thể nói đôi chút về điều này?

Ca sĩ Đức Chính: Tôi vẫn luôn tự nhận mình là con người hoài cổ. Tôi thích những cái gì thuộc về ngày xưa, thích những giá trị truyền thống dân tộc... không chỉ trong cuộc sống mà cả trong âm nhạc. Nhiều người nhận xét tôi hoài cổ từ kiểu cách ăn mặc đến giọng nói Hà Nội chuẩn xác “tròn vành rõ chữ”.  Đồng nghiệp với tôi vẫn biết tôi là người ít chấp mọi sự, tiền lương cũng còn nhiều khi không để ý mình được lương bậc bao nhiêu. Nhiều ca sĩ đi các nơi, khi được mời hát thường hỏi cat-se. Tôi thì không. Tôi cổ quá chăng? Tôi nghĩ, giọng hát hay là trời cho. Dù mình cũng có học hành, có luyện rèn, thì cũng là được trời cho. Nên khi được đề nghị hát phục vụ, tôi không so đo tính đếm đâu. Tôi hát luôn. Nên việc bị chậm chút cái danh hiệu nghệ sĩ ưu tú với tôi không sao cả. Mình vẫn là nghệ sĩ của công chúng mà, có ai lấy đi được của mình giá trị ấy đâu.

Võ Thị Xuân Hà: Theo anh, nên xét công nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân như thế nào để được công bằng và đúng người đúng chuẩn?

Ca sĩ Đức Chính : Từ quan niệm của bản thân tôi, Nghệ sĩ Nhân dân ở bộ môn nào thì đều phải là tinh hoa ở bộ môn đó của nền nghệ thuật nước nhà.  Những nghệ sĩ nhân dân như Quốc Hương, Quý Dương, Lê Dung, Trần Hiếu, Thu Hiền, Trung Kiên, Thanh Hoa, Quang Thọ… họ vốn đã là những nghệ sĩ của nhân dân rồi. Tôi không phân tích kỹ thuật thanh âm ca từ chất giọng, mà tôi muốn nói đến việc xét phong tặng thì chỉ xét lĩnh vực chuyên môn sáng tạo của nghệ sĩ thôi. Không nên phong tặng theo kiểu điểm cộng mà làm nhạt danh hiệu. Chẳng hạn cộng điểm lãnh đạo quản lí, cộng điểm tham gia công tác này nọ. Nếu thực sự là những nghệ sĩ có cống hiến ở nhiều lĩnh vực thì có thể phong tặng cho họ những Huân chương lao động các hạng, là đủ.

Đồng thời cũng nên tính toán cải cách làm sao để nghệ sĩ cả nước, kể cả trong và ngoài công lập đều thấy được ý nghĩa thiết thực cũng như niềm tự hào khi được phong tặng danh hiệu cũng như giải thưởng trong các cuộc thi, hội diễn để cùng nhau tham gia hưởng ứng, tránh tình trạng nghệ sĩ miền này thì chú trọng danh hiệu, giải này giải nọ, nghệ sĩ miền kia thì quan tâm catse cao thấp...

Võ Thị Xuân Hà: Anh có dự định sáng tác gì trong lúc này?

Ca sĩ Đức Chính : Có, tôi nuôi ý tưởng sáng tác theo một câu chuyện mà tôi tự sáng tác và tự kể cho mình. Viết cho một đứa bé. Trong mùa đại dịch này, mẹ thì ngành y lo cứu chữa bệnh nhân, bố thì bộ đội ở đơn vị lo giúp dân cách ly. Và niềm vui hạnh phúc khi hết dịch, thắng lợi trở về nhà, bé được gặp cha mẹ trong hạnh phúc ngập tràn… Đó là ý tưởng. Còn việc sáng tác còn phụ thuộc vào nhiều điều, mà cảm hứng thôi chưa đủ. Tôi sẽ chuẩn bị kỹ càng từ những nốt nhạc đầu tiên cho bài hát.

Nghệ sĩ ưu tú Đức Chính sinh năm 1957, gốc Hà Tây, nhưng được sinh ra và lớn lên tại phố cổ Hà Nội. Anh bước vào cuộc đời quân ngũ vào năm 1975. Là thế hệ thanh niên “Ba sẵn sàng”, tạm chia tay với ước mơ vào đại học, anh được phân về Sư 361, bộ đội phòng không bảo vệ bầu trời Hà Nội. Ở đơn vị, anh tham gia vào các phong trào đoàn thanh niên, và giọng hát của anh đã được chú ý.

Được đơn vị tiến cử, anh tham gia Hội diễn văn nghệ toàn quân 1979. Ở Hội diễn này, anh chọn dự thi bài Tiếng nói Hà Nội (nhạc Vân An, lời thơ Cảnh Trà). Trai phố cổ với chất giọng Hà Nội ấm và mượt, anh đã chinh phục Ban giám khảo và người nghe để giành được Huy chương Vàng.

Năm 1980, Đức Chính tham gia Hội diễn ca khúc chính trị toàn quốc, lại một bài hát nữa về Hà Nội, bài Nhớ mùa Thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn), và lại thêm một Huy chương Vàng.

Năm 1982, anh xin được đi học và thi đỗ vào khoa thanh nhạc, HỌc viện Âm nhạc. Sau bốn năm học thực sự nghiêm khắc với chính mình, được thầy dạy trực tiếp là ca sĩ Kiều Hưng luyện thanh, năm 1986 anh tốt nghiệp “bằng đỏ”, sau đó tốt nghiệp thêm khoa Lý luận sáng tác và Chỉ huy.

Năm 1988, tại Hội diễn đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ I, Đức Chính giành giải Người hát hay nhất bài hát về Hà Nội với bài Hoa Sữa (Hồng Đăng).

Hơn 30 năm nặng lòng với âm nhạc Việt Nam, Đức Chính được khá nhiều nơi mời sáng tác bài hát. Bởi anh có một tâm hồn trẻ trung, luôn nhìn thấy hướng tích cực của đời sống. Dòng nhạc của anh luôn trong trẻo, tràn đầy nhựa sống. Điển hình trong số đó là bài Kỷ niêm không quên (đã trở thành bài hát truyền thống của quân chủng Không quân), bài Đất nước huyền thoại, Việt Nam ơi chân trời rộng mở, bài Nhớ quê với giai điệu và ca từ da diết: "Hẳn là cốm đã lên hương, Rơm vàng rải rác, con đường thôn quê. Ta xa lâu lắm chưa về, Mẹ ta chân lấm nón mê ngóng chờ"….

Là một ca sĩ khoác áo linh, là một đảng viên trưởng thành trong quân ngũ và trong các hoạt động biểu diễn, Đức Chính luôn chọn cho mình những nốt nhạc sáng tạo tươi sáng. Anh luôn chọn Hà Nội là niềm cảm hứng sáng tác của mình. Nếu bình chọn ca sĩ hát về Hà Nội và nhạc sĩ viết về Hà Nội nhiều nhất, có thể kể tên anh trong danh sách đầu bảng.