Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên như sau:
Theo đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn vốn tự nhiên, cụ thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm: đất, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Vốn tự nhiên được kiểm kê, đánh giá phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật;
- Nhà nước ưu tiên đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
- Nguồn thu từ vốn tự nhiên được ưu tiên tái đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên.
Tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất cả nước, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên biển và ven biển, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản…
Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/4/2013, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 thì tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh khoảng 503.320,5 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là 392.463,3 ha chiếm 77,97 ha; đất phi nông nghiệp 91.396,1 ha chiếm 18,16%, đất chưa sử dụng 19.461,2 ha chiếm 3,87%.
Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh được xuất bản năm 2015, diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3 ha là rừng sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Rừng ở Thừa Thiên Huế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như : Sao La, Mang Trường Sơn và Mang lớn.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 – 50.000 tấn/năm. Ngoài ra, ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và ra đến vùng biển Trường Sa.
Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như : tôm hùm, cá mú,… là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như : tôm hùm, ngọc trai.
Ngoài ra, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế còn có hệ thống đầm phá hàng năm khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía Bắc đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.
Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng, như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, phá Tam Giang… Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc về cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh: Đá vôi, đá granít, Kaolin…… phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.
Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng titan, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu cát trắng nguyên liệu thủy tinh, gốm sứ ….. Các mỏ sa khoáng titan của tỉnh phân bố tập trung trên các dãi cát ven biển xen lẫn khu vực dân cư. Các mỏ sa khoáng này đều chứa khoáng vật nặng; Trong đó, có các khoáng vật chứa các nguyên tố mang tính phóng xạ tự nhiên. Thừa Thiên Huế còn là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit thuộc Bản Gôn huyện Nam Đông. Ngoài ra, trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm khác song có trữ lượng thấp, ít có triển vọng khai thác với quy mô công nghiệp.
Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp lát. Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Trên địa bàn tỉnh còn có một số nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).
Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại, đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu tư lớn để khai thác chế biến để có giá trị kinh tế cao hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.