Gdp Của Việt Nam Vào Năm 2022

Gdp Của Việt Nam Vào Năm 2022

Top 20 nền kinh tế có GDP (PPP) lớn nhất thế giới trong năm này sẽ bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Italy, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập, Bangladesh và Việt Nam.

Top 20 nền kinh tế có GDP (PPP) lớn nhất thế giới trong năm này sẽ bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Italy, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập, Bangladesh và Việt Nam.

QUỸ ĐẠO TĂNG TRƯỞNG ĐI ĐÚNG HƯỚNG

Theo UOB, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý 3 năm 2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo trước đó của UOB trước đó là 5,7%.

“Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3 năm 2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. Kết quả mới nhất này đã góp phần tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước”, chuyên gia UOB nhận định.

Các nhà phân tích tại UOB cho biết mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, song sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 năm 2024 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Khu vực dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước sau mức tăng 7,1% trong quý 2 năm 2024.

Trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,45.

Đồng thời các dữ liệu được công bố mới nhất cũng cho thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số cho đến nay.

Trong cả năm 2024, UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021.

Cùng với đó, nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ đầu năm đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ USD vào năm 2023. Đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10.

“Sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch Covid-19 vào năm 2019, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch”, chuyên gia UOB nhận định.

Xét đến các yếu tố trên, UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4 năm 2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2025 Ở MỨC 6,6%

Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Theo UOB, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7,0% cho năm 2024 và 6,5 - 7,0% cho năm 2025, trong khi "nỗ lực" để đạt mức 7,0 - 7,5%.

“Tuy nhiên, với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện”, chuyên gia UOB đưa ra khuyến nghị.

Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ USD năm 2018 lên gần 105 tỷ USD năm 2023.

Cũng theo các chuyên gia của UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.

Hiện ,chỉ số lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6/2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho nhà điều hành.

“Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VNĐ. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức 4,5%”, chuyên gia UOB dự báo.

Bên cạnh đó, mặc dù có nền tảng vững chắc, VNĐ vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế. Thiệt hại kinh tế có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Việt Nam đạt thành công lớn về tăng trưởng

Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, GDP quý IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2020, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011 - 2019. Như vậy, GDP quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02% và quý IV tăng 5,22%.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất - kinh doanh.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Riêng trong quý IV/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%. Ngoài ra, một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế những tháng cuối năm là sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%. Trong khi đó, ngành khai khoáng giảm 6,21% do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế tăng 62,7%. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%); vận tải hành khách giảm 33% (năm 2020 giảm 29,6%) và luân chuyển giảm 42% (năm 2020 giảm 34,1%); vận tải hàng hóa giảm 8,7% (năm 2020 giảm 5,2%) và luân chuyển hàng hóa giảm 1,8% (năm trước giảm 6,7%). Khách quốc tế giảm 95,9% so với năm trước.

Tạo đà cho bước phát triển mới của nền kinh tế năm 2022

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “trụ cột” tạo đà phát triển mới của nền kinh tế. Năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là nhân tố quyết định để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2022, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ khả quan hơn nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất - kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Để giảm thiệt hại cho nền kinh tế, Việt Nam cần tìm ra các biện pháp, cách thức để nhanh chóng phục hồi đà tăng trưởng. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Đối với các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đều biết dựa vào thị trường rộng lớn ở bên ngoài và mở rộng quy mô sản xuất, thu ngoại tệ để nhập khẩu những thiết bị cần thiết. Khả năng mở rộng tăng cung cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư. Vì thế, các động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế hiện nay là đầu tư để vừa tăng cầu và cũng vừa tăng sản lượng tiềm năng. Theo đó, Việt Nam cần mở rộng khả năng cung ứng, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, mở rộng đầu tư, ứng dụng công nghệ số để đổi mới cách thức sản xuất, tiêu dùng và đầu tư có hiệu quả.

Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng còn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch. Việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước là yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tiêu dùng chiếm khoảng 60 - 70% tăng trưởng GDP. Các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào người tiêu dùng trong nước. Khi người tiêu dùng trong nước không chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ mất thu nhập và người lao động bị mất việc làm. Chính phủ nên thực hiện chương trình hỗ trợ tiền mặt phổ cập tương ứng với 1,25% GDP (hay 5% GDP hằng quý) để hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ giúp các gia đình đang gặp khó khăn do thất nghiệp hoặc việc kinh doanh hộ gia đình không có thu nhập. Ngoài ra, Chính phủ nên hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu bằng cách tổ chức việc đi lại an toàn cho người lao động từ tỉnh của họ đến các khu công nghiệp, cũng như cung cấp chỗ ở an toàn cho người lao động.

Bên cạnh đó, để phục hồi du lịch trong thời gian tới, Việt Nam nên cho phép các hãng hàng không hoạt động bình thường cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác bằng cách cho phép đi du lịch trong các điều kiện được kiểm soát cẩn thận.