Cách Gọi Điện Đặt Lịch Khám Thai Ở Nhật

Cách Gọi Điện Đặt Lịch Khám Thai Ở Nhật

Khi bắt đầu bước chân sang Nhật, bên cạnh việc học tập, rất nhiều du học sinh mong muốn kiếm được công việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt để xin việc baito một cách thuận lợi, mình xin được chia sẻ cách gọi điện xin việc baito ở Nhật và một số điều cần lưu ý nhé!

Khi bắt đầu bước chân sang Nhật, bên cạnh việc học tập, rất nhiều du học sinh mong muốn kiếm được công việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt để xin việc baito một cách thuận lợi, mình xin được chia sẻ cách gọi điện xin việc baito ở Nhật và một số điều cần lưu ý nhé!

Bước 2: Phần giới thiệu bản thân

Nên nói ngắn gọn và tránh rườm rà đúng trọng tâm để người trực máy dành thời gian trao đổi với bạn nhiều hơn.

Một vài tình huống khi gọi điện xin việc baito

Tình huống 1: Trường hợp người phụ trách tuyển dụng không có mặt, bận không thể nghe máy. Chúng ta sẽ hẹn gọi lại sau:

Nhân viên:すみません、ただいま採用担当者(さいようたんとうしゃ)が外出(がいしゅつ)しております/いないんです。。

Bạn:では、改(あらた)めてお電話をおかけ致(いた)します。失礼致(しつれいいた)します。

Tình huống 2: Trường hợp không còn tuyển dụng nữa.

Nhân viên: すみません、もう終(お)わっちゃったんですね。

Bạn: そうですか。わかりました。では、失礼致(しつれいいた)します。

Trên đây là một vài kinh nghiệm của mình khi xin việc baito ở Nhật. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp nhé!

Xem thêm: Đơn xin làm thêm 28 tiếng – Hướng dẫn chi tiết

KHÁM THAI LẦN ĐẦU Ở NHẬT- NHỮNG LƯU ÝSau khi dự đoán được rằng mình có bầu bằng que thử thai hay các dấu hiệu khác, chắc hẳn các bố mẹ sẽ rất vui mừng háo hức cho lần đầu đi khám thai. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhiều điều thắc mắc như: khi nào thì nên đi khám? nên đi khám ở đâu? nội dung khám sẽ như thế nào?…. Hôm nay mình sẽ chia sẻ về lần đầu đi khám thai và các lưu ý cho các “tân bố mẹ” cùng tham khảo nhé.

Bạn có thể đi khám lần đầu ở phòng khám sản khoa tư nhân (clinic), hoặc ở các bệnh viện lớn – nơi bạn định khám thai lâu dài và sinh con.

♦ Nếu nhà bạn ở xa bệnh viện lớn, ngại việc chờ đợi cho lần khám đầu .v.v. thì bạn có thể lựa chọn clinic gần nhà để khám. Nhưng lưu ý là nếu khám xong và bác sĩ kết luận bạn có thai thì hãy nhờ bác sĩ viết giấy giới thiệu đế bệnh viện lớn nhé. Vì nếu không có giấy giới thiệu bạn sẽ mất thêm khoản phí “giới thiệu” cho lần khám đầu tiên ở bệnh viện lớn nữa.

♦ Còn nếu tiện thì bạn nên tìm luôn một bệnh viện lớn, uy tín nơi bạn muốn khám thai định kỳ và sinh con và khám lần đầu ở đó. Nó sẽ giúp bạn chỉ phải chờ đợi lần đầu, từ lần khám sau sẽ có lịch hẹn của bác sỹ, tiết kiệm thời gian hơn.

Thời gian khám thai lần đầu nên trong khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần tứ 11 của thai kỳ. Vì nếu khám trước tuần thứ 5, có thể thai nhi vẫn chưa làm ổ trong tử cung, siêu âm cũng không thấy được túi thai. Còn sau tuần thứ 11 nếu bạn vẫn chưa đi khám thì hơi muộn, sẽ nguy hiểm nếu thai kỳ của bạn có bất thường mà không được phát hiện sớm.

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là ở Nhật, trước khi xác định được tim thai của em bé (khoảng tuần thứ 8) thì bệnh viện vẫn chưa chính thức công nhận bạn là thai phụ (妊婦)- họ cũng chưa phát cho bạn Giấy thông báo mang thai (妊娠届け出書)để bạn có thể ra tòa thị chính (市役所) và nhận các phiếu hỗ trợ khám thai. Và bạn sẽ phải TỰ PHÍ các lần khám cho đến khi nhận được phiếu hỗ trợ khám thai.

Thế nên, nếu bạn khám lần đầu trước khi em bé được khoảng 8 tuần, bạn sẽ phải mất tầm 2 lần khám TỰ PHÍ. Còn nếu các bạn khám lần đầu từ sau khi em bé được khoảng 8 tuần– bạn sẽ nhận được Giấy thông báo mang thai ngay lần khám đó- và từ lần sau bạn có thể dùng Phiếu hỗ trợ khám thai để đi khám rồi – bạn chỉ mất 1 lần khám TỰ PHÍ thôi.

Lưu ý: Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình để giúp tiết kiệm chi phí. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 5-8 tuần thì hãy cứ đi khám sớm để yên tâm nhé!

Lần đầu đi khám nếu không có gì bất thường bạn sẽ sẽ mất khoảng trên dưới 1 man Yên (tùy bệnh viện), (Bao gồm cả chi phí làm Giấy giới thiệu). Nếu bạn mất thêm lần thứ 2 khám tự phí: thì lần 2 sẽ tốn khoảng từ 3000-7000 Yên.

4. GIẤY TỜ MANG THEO KHI ĐI KHÁM

Bạn chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế, Giấy tờ tùy thân (thẻ Lưu trú/ hoặc Bằng lái xe). Nếu có thẻ khám bệnh của bệnh viện luôn rồi thì mang đi. Nếu chưa có đến bệnh viện họ sẽ làm cho bạn.

Khi bạn đến quầy tiếp nhận (受付) và nói nội dung muốn khám (khám thai lần đầu tiếng Nhật gọi là: 妊娠初診する), nhân viên sẽ làm cho bạn tờ giấy chỉ định đến khoa phụ sản.

Đến khoa phụ sản nộp giấy và xếp hàng sau đó y tá sẽ hướng dẫn bạn các nội dung khám. Về cơ bản, nội dung khám thai lần đầu gồm:

Y tá sẽ phát cho bạn 1 phiếu hỏi để bạn điền. Phiếu hỏi về các thông tin cá nhân của bạn liên quan đến việc sinh đẻ (ví dụ như: sinh con lần mấy, chu kỳ kinh nguyệt (KN) bao nhiêu ngày, ngày cuối có KN là ngày mấy, có đang bị bệnh hay điều trị bệnh gì không, có dị ứng gì không.v.v). Tùy bệnh viện mà nội dung phiếu hỏi có thể khác nhau đôi chút, nhưng cơ bản là các nội dung trên. Bạn cố gắng điền các thông tin chi tiết và chính xác nhé, vì đây là dữ liệu để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và bé trong suốt thai kỳ.

♦Đo huyết áp (血圧検査), đo cân nặng (体重測定), kiểm tra nước tiểu(尿検査)

Y tá sẽ hướng dẫn bạn chỗ đo huyết áp và cân nặng (2 cái này ở Nhật thường có máy tự động, bạn phải tự ngồi vào và đo, sau đó máy sẽ chạy ra tờ kết quả và mang nộp cho y tá). Còn kiểm tra nước tiểu thì họ sẽ cho mình cốc có tên của mình và chỉ cho phòng lấy nước tiểu.

Một số bệnh viện cũng có cả kiểm tra máu (血液検査), tuy nhiên nhiều bệnh viện sẽ không có hạng mục này trong lần khám đầu tiên.

Đây là hạng mục chắc chắn bạn phải làm. Có thể nhiều bạn sẽ là lần khám nội đầu tiên nên sẽ có nhiều bỡ bỡ (như mình cũng vậy).

Thường thì bạn sẽ được gọi vào phòng siêu âm nội, khi vào bạn phải chốt cửa (phòng trường hợp đang khám có ai vô tình đi vào), sau đó bạn cởi đồ bên dưới và ngồi lên 1 cái ghế khám có nâng lên hạ xuống tự động. Giữa bệnh nhân và bác sĩ sẽ có 1 chiếc rèm lửng ngăn cách nên bạn và bác sỹ sẽ không thấy mặt nhau – nên bạn yên tâm là cũng khá thoải mái. Sau đó bác sĩ sẽ  nhấn nút cái ghế nâng lên thành tư thế nằm, họ sẽ cho đầu dò và siêu âm bên trong. Chỉ khoảng 1 phút là khám xong.

♦ Bác sĩ tư vấn kết quả (医師からの説明)

Khám xong các hạng mục trên, bạn sẽ ra ngoài chờ để nhận kết quả. Khi có kết quả bác sĩ sẽ gọi mình vào để trả và giải thích kết quả khám. Bác sĩ sẽ giải thích bạn có thai hay chưa, có bất thường gì không.

Nếu em bé còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ chúc mừng bạn và hẹn bạn khám lần tiếp. Còn nếu em bé đã đủ lớn, đã thấy tim thai và qua khoảng 8 tuần, bạn sẽ được phát Giấy thông báo mang thai và các giấy tờ liên quan khác, và được giải thích cách đi nộp Giấy thông báo mang thai để nhận Sổ tay mẹ cùng Phiếu hỗ trợ khám thai.

Về cơ bản, lần khám đầu tiên sẽ là như vậy! Bố mẹ nào cần hỏi vấn đề gì chi tiết hơn thì hãy để lại comment nhé. Mình sẽ trả lời chi tiết trong phạm vi am hiểu.

Xin chúc mừng và chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bước 1: Xác nhận thông tin tuyển dụng

Khi đã liên hệ được với nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải xác nhận công việc hiện tại vẫn còn cần người hay không. Sau đó, thể hiện mong muốn ứng tuyển của bạn. Và hãy bắt đầu với những mẫu câu sau:

「初めまして」: Xin chào! 「アルバイトの募集を見て電話を致しました」: Tôi gọi điện thoại vì thấy thông tin tuyển dụng làm thêm tại chỗ anh/chị. 「まだアルバイトの募集はしていますか?」: Xin cho hỏi công việc trên vẫn đang tuyển người phải không ạ? 「アルバイトに応募したいです」Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí làm thêm trên. 「面接をお願いします」Xin hãy cho tôi được phỏng vấn ạ.