Bác Sĩ Long Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Bác Sĩ Long Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ: Trần Nguyên Ngọc, Trần Thị Hải Vân, Tống Thị Luyến.

Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ: Trần Nguyên Ngọc, Trần Thị Hải Vân, Tống Thị Luyến.

Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần tập trung điều trị khía cạnh nào?

Các chuyên gia tâm lý quan tâm tìm hiểu câu chuyện cuộc đời dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc thù của từng cá nhân. Quá trình tham vấn trị liệu sẽ không chỉ tập trung vào riêng thân chủ, mà còn cả mối quan hệ xung quanh hay điều kiện xã hội họ đang sống.

Đồng thời, liệu pháp tâm lý họ sử dụng cũng tác động tới nhiều khía cạnh hơn là chỉ tập trung vào triệu chứng. Nói cách khác, triệu chứng suy giảm hay biến mất là kết quả sau khi giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Về phía bác sĩ tâm thần, họ tập trung vào những biến đổi chức năng trong não bộ gây ra rối loạn tâm thần. Như vậy, họ xác định nguyên nhân gây rối loạn dựa theo các yếu tố thể chất có thể đo lường chính xác. Và phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc làm giảm hoặc hết triệu chứng của bệnh.

Bảng giá khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Bảng giá khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng được quy định theo Quyết định số 211/QĐ-BVTT ngày 30/08/2019 của Bệnh viện Tâm thần:

Đối với chi phí các dịch vụ khác kèm theo khi khám, chữa bệnh, người bệnh nên liên hệ với Bệnh viện để được tư vấn chính xác nhất.

Trong những trường hợp khẩn cấp thì nên đi đâu?

Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè không thể tự chăm sóc bản thân, gián đoạn sinh hoạt, có suy nghĩ/hành vi tự sát hay tư tưởng hại người khác thì nên tới gặp bác sĩ tâm thần để được kê đơn thuốc phù hợp.

Khi suy nghĩ và các hành vi trên giảm bớt và tình trạng ổn định hơn, bạn có thể kết hợp uống thuốc và trị liệu tâm lý. Việc trị liệu sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn, để bạn có thể đào sâu tìm hiểu những khúc mắc của mình.

Quá trình đi khám khác nhau thế nào?

Khi tìm tới chuyên gia tâm lý, bạn và chuyên gia sẽ cùng thảo luận về những khó khăn trong tâm lý mà bạn gặp phải.

Ở một vài buổi đầu, chuyên gia sẽ không chẩn đoán bạn mắc chứng bệnh nào nhưng có đánh giá về tình trạng tâm lý hiện tại của bạn. Trong quá trình đánh giá, bạn có thể được làm một số trắc nghiệm về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hay nhân cách.

Công cuộc tham vấn và trị liệu chuyên sâu sẽ diễn ra vào những buổi tiếp theo. Chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng liệu pháp điều trị riêng, tùy vào trường phái lý thuyết mà họ theo đuổi.

Đây sẽ là một hành trình hoàn toàn khác. Các bác sĩ tâm thần thường yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm sinh lý, sinh hóa để kiểm tra tổng quát sức khỏe thể chất như xét nghiệm máu, điện não đồ… Quan trọng nhất sẽ là những bài khám đánh giá tâm thần theo các nghiệm pháp, cách thức hoặc bộ câu hỏi chuẩn hóa...

Tương tự như tham vấn và trị liệu tâm lý, bạn có thể được làm các bài trắc nghiệm giúp bác sĩ tâm thần có cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên thay vì trò chuyện về vấn đề tâm lý của bạn, họ sẽ kê cho bạn đơn thuốc theo chẩn đoán bệnh và mức độ rối loạn tâm thần.

Đôi nét tổng quan về Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Vào năm 1966, Bệnh viện Nhi đồng Hoà Khánh được xây dựng và do người Mỹ quản lý. Bệnh viện này chỉ tồn tại đến tháng 03/1975 do sự tấn công của quân và dân ta tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

Sau đó, lực lượng an ninh Hoà Vang tiếp quản nơi này, làm nơi giam giữ lưu manh, côn đồ. Ngoài ra, những người vô gia cư đã được thu gom tới, trong đó có khoảng 50 người đang mắc bệnh tâm thần. Mặc dù còn nhiều khó khăn bộn bề sau chiến tranh, nhằm thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, Ủy ban quân Quản đã chỉ đạo ngành y tế Quảng Nam - Đà Nẵng cử 1 nhân viên y tế là ông Văn Viết Hùng mang thuốc đến để tạm thời chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần.

Những ngày tháng sau đó, do tình hình bệnh nhân đông, một nhóm gồm 1 bác sĩ, 4 y tá sơ học và 1 dược tá đã được cử đến, phụ trách phối hợp với công an nhằm chăm sóc, điều trị và quản lý số bệnh nhân tâm thần nói trên. Đến năm 1976, số lượng bệnh nhân tiếp tục tăng lên. Do đo, cán bộ quản lý và một số y sĩ chuyên khoa từ chiến khu và từ miền Bắc tập kết trở về, giúp quá trình tổ chức chăm sóc và điều trị cho người bệnh được tốt hơn.

Đến 25/10/1976, UBND Tỉnh đã ra quyết định thành lập Trạm Tâm thần do Đồng chí Trần Đình Hiến phụ trách chung. Lực lượng công an Hoà Vang đã bàn giao lại cơ sở cho Trạm Tâm thần quản lý để phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

Nhu cầu bệnh nhân vào điều trị ngày càng tăng, đội ngũ y sĩ chuyên khoa, dược, hành chính, dinh dưỡng… tiếp tục được tăng cường. Đến ngày 15/3/1977, UBND Tỉnh đã đưa ra quyết định thành lập Bệnh viện Tâm thần đầu tiên ở miền Nam sau khi thống nhất đất nước với 50 giường bệnh và Bác sĩ Trần Đình Thông làm Bệnh viện Trưởng với 36 cán bộ công nhân viên chức.

Đến năm 1997, với chủ trương chia tách Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính: Tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung Ương, Bệnh viện đã phân công 15 cán bộ công nhân viên vào xây dựng, thành lập Trạm Tâm thần cho Tỉnh Quảng Nam. Kể từ đó Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng.

Đến nay, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình của bệnh viện chuyên khoa thuộc hạng II của Bộ Y tế và ngành tâm thần, bao gồm Ban giám đốc, 5 phòng và 7 khoa. Năm 2011, Bệnh viện đã đưa vào sử dụng Khoa Pháp Y - Nghiện chất.

Chỉ tiêu giường bệnh hiện nay của Bệnh viện là 180 giường. Nhưng số lượng bệnh nhân nội trú hiện đang trong tình trạng quá tải, từ 250 - 280 bệnh nhân, trong đó có trên 50% là bệnh nhân từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bệnh viện còn hỗ trợ thực hiện giám định pháp y tâm thần cho những cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cho địa phương và cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Trung Ương. Đồng thời là một trong ba cơ sở bắt buộc chữa bệnh của toàn quốc.

Có thể thấy, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử đáng tự hào. Đến nay, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng là một bệnh viện công lập tiếp nhận khám và chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân khu vực miền Trung và Tây Nguyên nước ta.

Các thành tựu mà Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển là:

Ngoài ra, Bệnh viện còn được Nhà nước tặng thưởng:

Thời gian hoạt động của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng như sau:

Đối với khám bệnh: Thứ 2 - thứ 6.

Đối với cấp cứu bệnh nhân tâm thần: Hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần.

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng được chia ra thành các bước cụ thể như sau:

Có thể thấy, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có chấp nhận bảo hiểm y tế. Người bệnh đến thăm khám nên chuẩn bị sẵn bảo hiểm y tế cùng một số giấy tờ tùy thân liên quan để quá trình đăng ký khám bệnh diễn ra thuận lợi nhất.

Hiện tại, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đang có các chuyên khoa sau:

Phòng Tham vấn và trị liệu tâm lý BV Nguyễn Tri Phương sẽ điều trị bệnh lý gì?

Với đội ngũ tâm lý gia nhiều năm kinh nghiệm, đến từ trường ĐHYD HCM, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Phòng tiếp nhận các đối tượng trẻ vị thành niên, người trưởng thành, các gia đình và cặp đôi, có các vấn đề về lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, các triệu chứng về cơ thể, các vấn đề tâm lý - sức khỏe tâm thần kinh hậu Covid. Liên hệ trực tiếp tại Khoa Nội Thần kinh, lầu 1 khu G để được hướng dẫn và đăng ký tham vấn/trị liệu.

Đặt hẹn qua số điện thoại 0975465590 hoặc phần mềm GlobeDr

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Để giúp quý độc giả có được những trải nghiệm tốt khi thăm khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, Nhà thuốc Long Châu xin gửi đến một số thông tin về Bệnh viện ngay dưới đây.