Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Núi Cấm là địa danh đầu tiên được nhắc đến khi bạn đặt chân đến thành phố Hà Giang. Núi Cấm hay còn được gọi là Thiên Cẩm Sơn sở hữu cảnh vật với cây cỏ, hoa lá đẹp tựa dải gấm trời. Khi đến đây bạn cũng được chiêm ngưỡng ngọn núi oai vệ, lẫm liệt như hình ảnh những con sư tử hùng dũng và oai phong giữa đất trời.
Nếu bạn muốn chinh phục núi Cấm thì chỉ có 1 con đường duy nhất đó là xuất phát từ phía dưới chân núi với ô tô hay xe máy để tới được lưng chừng núi và chặng đường sau đó bạn phải đi bộ trên những thửa ruộng bậc thang bê tông trải dọc sườn núi quanh co và khó đi.
Khi lên được đỉnh núi Cấm bạn sẽ thấy hang sâu thăm thẳm đứng thẳng sừng sững giống như hình ảnh giếng trời.Trong nhiều năm lịch sử về trước núi Cấm còn được quân đô hộ Pháp chọn làm chốt canh giữ chính vì vậy Núi Cấm luôn được nhớ tới với sự thiêng liêng có chút huyền bí.
Ngoài ra trên đỉnh núi Cấm còn có các vết tích của các hang đá sâu, hệ thống đào hầm, lô cốt của Pháp. Khi đứng trên cao bạn còn có thể phóng xa tầm mắt để chiêm ngưỡng và ngắm trọn vẹn lung linh nhiều màu sắc của thành phố Hà Giang.
Dòng sông Lô vẫn ngày ngày chảy trong lòng thành phố Hà Giang xinh đẹp. Nếu bạn đang phân vân chưa biết thành phố hà giang có gì thì hãy đến để chiêm ngưỡng dòng sông quanh co khúc khuỷu đạo thành phố bao trọn trong lòng dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sự nhưng dòng sông vẫn êm đềm trôi và chứng kiến mọi thay đổi của con người và vạn vật nơi đây.
Dòng sông yên bình này cũng góp phần giúp khí hậu Hà Giang dịu mát hơn, môi trường sống cũng trong lành hơn. Đặc biệt sông Lô về đêm rất lãng mạn và thơ mộng.
Đây là quảng trường nằm ở giữa trung tâm thành phố Hà Giang được phong tặng di tích lịch sử quốc gia. Đây cũng chính là nơi Bác Hồ đã có cuộc nói chuyệ với 16800 cán bộ cũng nhân dân Hà Giang vào dịp 27/3/1961. Đến năm 2005 tỉnh Hà Giang đã đầu tư xây dựng với quy mô lớn hơn và mở rộng hơn đặc biệt có tượng đài Hồ Chí Minh để ghi nhớ sự kiện năm xưa.
Tour Hà Giang 2 ngày 3 đêm Ghép lẻ Giá tốt nhất
Đến ngày nay quảng trường 26/3 là địa điểm lớn hội tụ rất nhiều người con Hà Giang đổ về vào các dịp lễ lớn của đất nước. Đây cũng chính là địa điểm vui chơi, nơi tổ chức các hoạt động chính trị văn hóa của tỉnh Hà Giang.
Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc tuyệt vời của Hà Giang thì hãy đến núi Mỏ Neo. Đây là ngọn núi mang biểu tượng của thành phố Hà Giang xinh đẹp. Cùng với núi Cấm, núi Mỏ Neo cũng tạo thành 2 hình tượng oai hùng, bất diện tượng trưng cho hình ảnh vợ chồng son sắt bên nhau qua thời gian. Điểm nổi bật của Mỏ Neo chính là vẻ đẹp hoang sơ và kì bí của những tán rừng với những loại gỗ quy hiếm có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.
Thành phố Hà Giang vẫn luôn khoác lên mình màu áo xinh đẹp với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn du khách. Tất cả tổng thể hòa vào nhau tạo nên bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc có nhiều mảng màu tối sáng vô cùng huyền ảo.Thành phố Hà Giang không lộng lẫy kiêu sa mà hiện lên là 1 bức tranh thiên nhiên trong khung cảnh quyến rũ nên thơ và trữ tình ch o bất kì ai chiêm ngưỡng nó để rồi nhớ mãi không quên.
Hi vọng với các thông tin mà LEAD TRAVEL chia sẻ trên đây bạn đã biết thành phố hà giang có gì hấp dẫn phải không nào. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balo lên và đến với thành phố Hà Giang để có những trải nghiệm tuyệt vời tại mảnh đất địa đầu tổ quốc nào.
Chúc bạn có chuyến du lịch Hà Giang vui vẻ nhé !
Hà Giang là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[3][4]
Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thủy trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km, có vị trí địa lý:
Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.
Năm 1904, thành lập thị xã Hà Giang.
Ngày 22 tháng 7 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 317-CP[6]. Theo đó, giải thể xã An Cư và tái lập thị xã Hà Giang. Về mặt hành chính, thì thị xã Hà Giang được phân chia thành 4 tiểu khu: Yên Biên, Minh Khai, Đoàn Kết, Việt Trung.
Năm 1975, Hà Giang được sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Ban đầu, thì tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tuyên được đặt tại thị xã Hà Giang và đến năm 1979, tỉnh lỵ được di chuyển về thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang) .
Ngày 9 tháng 5 năm 1981, UBND tỉnh Hà Tuyên ban hành Quyết định 213/QĐ-UB[7] về việc thành lập phường Trần Phú trên cơ sở tiểu khu Yên Biên và tiểu khu Minh Khai.
Lúc này, thị xã Hà Giang có 3 phường: Trần Phú, Đoàn Kết và Việt Trung.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Thị xã Hà Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112-CP[9]. Theo đó, chia phường Trần Phú thành 2 phường: Trần Phú và Minh Khai.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/1999/NĐ-CP[10] về việc thành lập xã Kim Linh trên cơ sở 3.590 ha diện tích tự nhiên và 2.064 nhân khẩu của xã Kim Thạch.
Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2005/NĐ-CP[11] về việc:
Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2006/NĐ-CP[12] về việc:
Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Bộ Xây Dựng ban hành Quyết định số 699/QĐ-BXD[13]về việc thị xã Hà Giang được Bộ Xây dựng công nhận là thị xã Hà Giang đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hà Giang.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP[14] về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Giang.
Thành phố Hà Giang có diện tích tự nhiên 13.531,93 ha và 71.689 nhân khẩu, gồm có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong giá trị sản lượng của thành phố Hà Giang, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2% (năm 2003 [15]). GDP đầu người là 1.400 USD.
Thành phố Hà Giang có 22 sắc tộc khác nhau[16], trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%.
Thành phố có dân số năm 2013 là 52.135 người. Trong đó, dân số thành thị là 39.700 và dân số nông thôn 12.435 người.[17]
Thành phố có dân số năm 2014 là 53.097 người. Trong đó, dân số thành thị là 40.411 và dân số nông thôn 12.686 người.[17]
Thành phố có dân số năm 2015 là 54.240 người. Trong đó, dân số thành thị là 41.279 người và dân số nông thôn 12.961 người.[17]
Thành phố có dân số năm 2016 là 55.360 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.170 người và dân số nông thôn là 13.190 người.[17]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số năm 2017 là 56.426 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.977 người và dân số nông thôn là 13.448 người. Mật độ dân số đạt 423 người/km².[17]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số năm 2018 là 56.421 người. Trong đó, dân số thành thị là 43.824 người và dân số nông thôn là 13.597 người. Mật độ dân số đạt 430 người/km².[18]
Thành phố Hà Giang có diện tích 133,46 km², dân số ngày 1/4/2019 là 55.559 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.962 người (77%), dân số nông thôn là 12.597 người (23%). Mật độ dân số đạt 416 người/km².[19]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số ngày 31/12/2019 là 55.644 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.978 người và dân số nông thôn là 12.666 người. Mật độ dân số đạt 430 người/km².[20]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2020 là 56.485 người. Trong đó, dân số thành thị là 43.699 người và dân số nông thôn là 12.786 người. Mật độ dân số đạt 423 người/km².[21]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2021 là 57.465 người. Trong đó, dân số thành thị là 44.462 người và dân số nông thôn là 13.003 người. Mật độ dân số đạt 431 người/km².[22]
Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2022 là 58.408 người. Trong đó dân số thành thị là 45.161 người và dân số nông thôn là 13.247 người. Mật độ dân số đạt 438 người/km².[1]